Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước trong Nghị quyết chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023?
- Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước trong Nghị quyết chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023?
- Chính phủ thống nhất 04 trong 05 đề xuất trong Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
- Thống nhất 06 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi?
Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước trong Nghị quyết chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023?
Ngày 01 tháng 12 năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 203/NQ-CP năm 2023 về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã tổ chức 09 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến đối với 40 nội dung quan trọng, trong đó có 16 Đề nghị xây dựng luật, 14 dự án Luật và 10 nội dung khác, được các cơ quan có thẩm quyền và Nhân dân cả nước ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ.
Tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023, Chính phủ cho ý kiến đối với Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước với 03 chính sách được thống nhất như sau:
- Phát triển cấp thoát nước đồng bộ, thống nhất, hiệu quả theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch;
- Quản lý, vận hành và khai thác hệ thống cấp thoát nước;
- Bảo đảm nguồn lực phát triển cấp thoát nước.
Ngoài ra, còn có 02 đề nghị xây dựng luật được cho ý kiến là:
[1] Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
[2] Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi)
Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước trong Nghị quyết chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023? (hình từ Internet)
Chính phủ thống nhất 04 trong 05 đề xuất trong Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
Theo Mục 1 Nghị quyết 203/NQ-CP năm 2023 về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Chính phủ cơ bản thống nhất với các Chính sách 01, 02, 03 và 05 trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ; không thống nhất với Chính sách 04; yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chỉnh lý, hoàn thiện các chính sách, cụ thể:
[1] Chính sách 01: Sửa đổi quy định về xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chất lượngsản phẩm, hàng hóa.
Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, rà soát quy định các nội dung về:
- Tiêu chí xác định sản phẩm, hàng hóa có tính chất rủi ro cao và sản phẩm, hàng hóa có tính chất rủi ro trung bình, thấp;
- Làm rõ các thủ tục hành chính được cắt giảm đối với giải pháp thực hiện chính sách về hậu kiểm;
- Làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; phân cấp quản lý, bảo đảm quy định rõ trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương trong việc kiểm tra, quản lý, xây dựng và phê duyệt danh mục hàng hóa nhóm 2.
[2] Chính sách 02: Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, nghiên cứu quy định bao quát các loại ứngdụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quản lý chất lượng,truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
[3] Chính sách 03: Thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng và triển khai đầyđủ các cam kết quốc tế và phù hợp thông lệ quốc tế.
Bộ Khoa học và Công nghệ làm rõ về nội dung bắt buộc thực hiện theo các Điều ước quốc tế, nội dung Điều ước quốc tế khuyến khích các nước thực hiện và những nội dung được bảo lưu để xác định giải pháp thực hiện chính sách đó, đồngthời chỉnh lý tên gọi chính sách cho phù hợp với nội dung chính sách tại Đề nghị xây dựng Luật.
[4] Chính sách 04 : Tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm soát viên chất lượng.
Bộ Khoa học và Công nghệ không quy định các nội dung về tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 56/2017/QH 14 năm 2017 và Quyết định 2218/QĐ-TTg năm 2015.
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết các vấn đề khó khăn,vướng mắc trong tổ chức thi hành Luật theo thẩm quyền.
[5] Chính sách 05: Tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phân cấp quản lý để phù hợp với tình hình hiện nay.
Thống nhất 06 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi?
Theo Mục 3 Nghị quyết 203/NQ-CP năm 2023 về Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) như sau:
Chính phủ cơ bản thống nhất 06 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm:
[1] Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước;
[2] Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới;
[3] Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lựcvà việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực;
[4] Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường;
[5] Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện;
[6] An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?