Tuổi nghỉ hưu của giáo viên trong năm 2024 thay đổi thế nào?
Tuổi nghỉ hưu của giáo viên trong năm 2024 thay đổi thế nào?
Đầu tiên, tại Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ hưu trí đối với viên chức như sau:
Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
....
Dẫn chiếu đến Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
...
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của giáo viên được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Cụ thể, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của giáo viên trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, mỗi năm tuổi nghỉ hưu của giáo viên nam tăng thêm 03 tháng và giáo viên nữ tăng thêm 04 tháng.
Do đó, từ những quy định trên, có thể thấy tuổi nghỉ hưu của giáo viên trong năm 2024 đối với trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường thay đổi như sau:
Giáo viên nam: Từ đủ 61 tuổi.
Giáo viên nữ: Từ đủ 56 tuổi 4 tháng.
Ngoài ra, giáo viên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định trên nhưng không quá 05 tuổi nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Tuổi nghỉ hưu của giáo viên trong năm 2024 thay đổi thế nào? (Hình từ Internet)
Cách tính lương hưu của giáo viên mới nhất năm 2024?
Đầu tiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định mức lương hưu của giáo viên tham gia bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hướng dẫn cách tính lương hưu của giáo viên năm 2024 cụ thể:
Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định cụ thể:
Đối với giáo viên nữ: Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội được 45%.
Đối với giáo viên nam: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội được 45% (người lao động nghỉ hưu năm 2024, đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%).
Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, mức hưởng tối đa là 75%.
Lưu ý:
- Đối với giáo viên hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng cũng sẽ được tính như trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%;
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Giáo viên có trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo cụ thể như:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
.....
Như vậy, trình độ đào tạo của giáo viên được quy định như sau:
- Đối với giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
- Đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên
Tuy nhiên, nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?