Danh sách những cửa khẩu quốc tế quan trọng của nước ta hiện nay?

Cho tôi hỏi những cửa khẩu quốc tế nào có vai trò quan trọng đối với nước ta hiện nay? Công dân xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới cần đảm bảo những điêu kiện gì? Mong được giải đáp thắc mắc!

Danh sách những cửa khẩu quốc tế quan trọng của nước ta hiện nay?

Cửa khẩu quốc tế là nơi tiếp giáp giữa hai quốc gia, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, văn hóa,... giữa hai nước. Cửa khẩu quốc tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là:

- Thúc đẩy phát triển thương mại, xuất nhập khẩu: Cửa khẩu là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa hai nước. Nhờ đó, cửa khẩu góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

- Tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng biên: Cửa khẩu là nơi giao lưu, kết nối giữa hai nước. Nhờ đó, cửa khẩu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng biên, tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

- Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng: Cửa khẩu là nơi tiếp giáp giữa hai quốc gia. Nhờ đó, cửa khẩu góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia.

Danh sách các cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia:


Trung Quốc

Lào

Campuchia

Cửa khẩu quốc tế của Việt Nam

Móng Cái - Quảng Ninh

Hữu Nghị - Lạng Sơn

Tà Lùng - Cao Bằng

Thanh Thủy - Hà Giang

Lào Cai - Lào Cai

Tây Trang - Điện Biên

Chiềng Bông - Sơn La

Na Mèo, Mường Chanh - Thanh Hóa

Nậm Cắn - Nghệ An

Cầu Treo - Hà Tĩnh

Cha Lo - Quảng Bình

Lao Bảo, La Lay - Quảng Trị

Bờ Y - Kon Tum

Gánh Đa - Đăk Lăk

Lệ Thanh - Gia Lai

Hoa Lư - Bình Phước

Xa Mát, Mộc Bài - Tây Ninh

Dinh Bà, Thường Phước - Đồng Tháp

Vĩnh Xương, Tịnh Biên - An Giang

Hà Tiên - Kiên Giang

Bình Hiệp - Long An

Danh sách những cửa khẩu quốc tế quan trọng của nước ta hiện nay?

Danh sách những cửa khẩu quốc tế quan trọng của nước ta hiện nay? (Hình từ Internet)

Công dân xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới cần đảm bảo những điêu kiện gì?

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định về người xuất cảnh, nhập cảnh như sau:

Người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Công dân Việt Nam:
a) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại các Điều 33 và Điều 34 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
b) Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới, tỉnh biên giới khi sang khu vực biên giới, tỉnh biên giới đối diện nước láng giềng phải có giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Người nước ngoài:
a) Người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại các Điều 20 và Điều 27 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11, khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
b) Công dân nước láng giềng thường trú trong khu vực biên giới, tỉnh biên giới khi sang khu vực biên giới, tỉnh biên giới Việt Nam đối diện phải có giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, điều kiện để công dân xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới gồm:

[1] Đảm bảo điều kiện xuất cảnh:

- Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng;

- Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi ngoài phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

[2] Đảm bảo các điều kiện nhập cảnh: Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.

[3] Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới, tỉnh biên giới khi sang khu vực biên giới, tỉnh biên giới đối diện nước láng giềng phải có giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Khu vực cửa khẩu gồm có những gì?

Theo Điều 11 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định về khu vực cửa khẩu bao gồm như sau:

[1] Quốc môn.

[2] Khu vực thực hiện thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất, nhập của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.

- Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát: Để duy trì an ninh trật tự đồng thời điều tiết các hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu biên giới;

- Nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, bao gồm: Khu vực chờ làm thủ tục; khu vực thực hiện thủ tục xuất, nhập; phòng đối ngoại; phòng xử lý vi phạm; phòng chỉ huy điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; khu vực bố trí trang bị, phương tiện kỹ thuật; phòng họp, tiếp khách;

- Khu vực cách ly kiểm dịch y tế và xử lý y tế; khu cách ly và xử lý động vật, sản phẩm động vật

- Khu vực làm thủ tục, kiểm tra, giám sát đối với phương tiện, hàng hóa xuất, nhập;

- Khu vực kho, bến bãi tập kết hàng chờ xuất khẩu, nhập khẩu; kho trung chuyển hàng hóa;

- Khu vực đón trả tầu (đối với cửa khẩu đường sắt);

- Cầu cảng, khu vực neo đậu đối với phương tiện thủy đang chờ làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (đối với cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa).

[3] Khu vực làm việc của cơ quan nhà nước liên quan.

- Nơi làm việc của Ban Quản lý cửa khẩu;

- Nơi làm việc của các cơ quan: Vận tải, Ngân hàng, Kho bạc và các cơ quan liên quan khác.

[4] Khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại.

- Cửa hàng kinh doanh miễn thuế; kinh doanh hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại;

- Dịch vụ bưu chính;

- Dịch vụ du lịch;

- Khu vực bãi xe, bến đậu;

- Khu phi thuế quan (nếu có);

- Khu vực dịch vụ, thương mại khác.

[5] Khu vực cấm, khu vực khác (nếu có).

Trân trọng!

Xuất nhập cảnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập cảnh
Hỏi đáp Pháp luật
Đi du lịch nước ngoài có được mua vàng miếng, vàng nguyên liệu mang về không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam từ ngày 15/02/2024 gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công an có được xuất cảnh ra nước ngoài không? Điều kiện xuất cảnh của công an?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách những cửa khẩu quốc tế quan trọng của nước ta hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh phải đảm bảo những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định phí, lệ phí xuất nhập cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định đơn phương miễn visa có thời hạn tối đa bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo quy định mới nhất năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập cảnh
Chu Tường Vy
675 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất nhập cảnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào