Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là bao nhiêu?
- Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là bao nhiêu?
- Các hoạt động nào được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải?
- Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam có được nhận chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường của tổ chức vi phạm để thực hiện chi trả không?
Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 158 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam như sau:
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 3.000 tỷ đồng được hình thành từ các nguồn sau: vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Vốn khác gồm: các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; vốn hoạt động của Quỹ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định về tổ chức và hoạt động, cơ chế tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Như vậy, vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 3.000 tỷ đồng được hình thành từ các nguồn sau:
- Vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày 10/01/2022;
- Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển;
- Ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.
- Các nguồn vốn khác theo quy định.
Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Các hoạt động nào được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu như sau:
Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
...
3. Các hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải bao gồm:
a) Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân;
b) Nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật.
....
Như vậy, các hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải bao gồm:
- Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân;
- Nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam có được nhận chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường của tổ chức vi phạm để thực hiện chi trả không?
Căn cứ quy định Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:
Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này được tính căn cứ vào các nội dung sau đây:
a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
b) Chi phí xử lý, cải tạo môi trường;
c) Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
d) Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường;
đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân chi trả trực tiếp hoặc nộp về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả.
Như vậy, theo quy định chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân vi phạm chi trả trực tiếp hoặc nộp về quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả.
Do đó quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được nhận chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường của tổ chức vi phạm để thực hiện chi trả.
Trân trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?