Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước đá thủy sản theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Yêu cầu về vệ sinh đối với cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản quy định như thế nào?
- Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản quy định như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 31/01/2010
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT quy định những điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất và phân phối nước đá dùng để bảo quản nguyên liệu và sản phẩm thuỷ sản (sau đây gọi là cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh nước đá thuỷ sản.
Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[1] Nước sạch: Nước đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
[2] Nước biển sạch: Nước biển không bị ô nhiễm hoặc đã được xử lý đảm bảo các yêu cầu vệ sinh như nước sạch.
Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước đá thủy sản theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về vệ sinh đối với cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản quy định như thế nào?
Theo Tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu vệ sinh của cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản như sau:
[1] Yêu cầu vệ sinh an toàn trong sản xuất và bốc dỡ, vận chuyển nước đá thuỷ sản:
- Khuôn sản xuất nước đá và các loại dụng cụ sản xuất khác trước khi sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ;
- Dung dịch nước muối sử dụng để sản xuất nước đá phải được lắng lọc, làm sạch trước khi đưa vào bể làm nước đá;
- Nước dùng trong các bể ra khuôn nước đá phải đảm bảo vệ sinh và được thay nước sau mỗi ca sản xuất;
- Quá trình bốc dỡ, vận chuyển và sử dụng nước đá phải tránh làm nhiễm bẩn nước đá. Bề mặt vật liệu tiếp xúc trực tiếp với nước đá phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối không để nước đá tiếp xúc trực tiếp trên nền đất, nền nhà xưởng;
- Định kỳ lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh của nguồn nước sản xuất nước đá và nước đá theo quy định của Bộ Y tế.
[2] Vệ sinh cá nhân:
- Công nhân sản xuất nước đá phải có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm; phải giữ gìn vệ sinh trong khi làm việc; phải được đào tạo về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh cá nhân; phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
- Công nhân phải sử dụng bảo hộ lao động (quần áo, ủng) trong quá trình sản xuất; bảo hộ lao động phải thường xuyên được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ;
- Công nhân phải rửa sạch tay bằng xà phòng và khử trùng ủng trước khi làm việc hoặc ngay sau khi đi vệ sinh.
[3] Yêu cầu vệ sinh nhà xưởng, thiết bị dụng cụ:
- Cơ sở sản xuất phải có kế hoạch làm vệ sinh định kỳ nhà xưởng, kho chứa nước đá, thiết bị, dụng cụ, khu vực sản xuất. Cơ sở phải phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi cá nhân trong quy trình làm vệ sinh;
- Nền nhà xưởng, cống rãnh phải được quét dọn, cọ rửa làm vệ sinh và khử trùng sau mỗi ngày sản xuất;
- Các khuôn làm nước đá, máng dẫn nước đá xay phải được kiểm tra, rửa sạch sau mỗi lần sử dụng và được bảo quản ở nơi khô ráo;
- Các bể chứa nước phải định kỳ được làm vệ sinh, và thay nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nguồn nước sạch cho sản xuất;
- Thiết bị xay nước đá phải được làm vệ sinh sạch sẽ sau mỗi chu kỳ sử dụng và được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
[4] Yêu cầu hồ sơ quản lý vệ sinh an toàn:
- Cơ sở phải lập hồ sơ quản lý để lưu giữ kết quả kiểm tra chất lượng nguồn nước, nước đá; hồ sơ làm vệ sinh và kết quả kiểm soát vệ sinh an toàn của cơ sở.
- Hồ sơ quản lý vệ sinh an toàn phải được cơ sở lưu giữ và xuất trình khi có yêu cầu. Thời gian lưu giữ hồ sơ quản lý là 2 năm.
Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản quy định như thế nào?
Theo Tiểu mục 3.1, 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT quy định về chứng nhận hợp quy và cong bố hợp quy như sau:
[1] Chứng nhận hợp quy
- Cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản phải thực hiện chứng nhận hợp quy về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN (đã hết hiệu lực)
- Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được thành lập và hoạt động theo Nghị định 127/2007/NĐ-CP và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tiến hành chứng nhận hợp quy cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản.
- Phương thức đánh giá, chứng nhận cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản hợp quy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
[2] Công bố hợp quy
- Cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản được chứng nhận hợp quy phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy về cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
- Việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 127/2007/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?