Cách lấy mẫu kiểm tra để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong hải quan như thế nào?

Tôi có thắc mắc cách lấy mẫu kiểm tra để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong hải quan như thế nào? (Câu hỏi của chị Lan - Hải Dương)

Việc lấy mẫu kiểm tra trong hải quan nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 3 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại như sau:

Lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại
1. Hàng hóa phải lấy mẫu phân tích để phân loại thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
....

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 2 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Phụ lục Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Phân tích để phân loại là việc đơn vị kiểm định hải quan sử dụng trang thiết bị và nghiệp vụ kỹ thuật để xác định thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng làm cơ sở phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
....

Như vậy, việc lấy mẫu kiểm tra trong hải quan đối với hàng hoá là lấy mẫu phân tích để phân loại hàng hoá.

Theo đó, đơn vị kiểm định hải quan sử dụng trang thiết bị và nghiệp vụ kỹ thuật để xác định thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng làm cơ sở phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Cách lấy mẫu kiểm tra trong hải quan như thế nào?

Cách lấy mẫu kiểm tra trong hải quan như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào không lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021, các trường hợp dưới đây không phải lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

- Hàng hóa đã được định danh hoặc có thể xác định được đầy đủ các tiêu chí theo Chú giải HS, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN hoặc tên gọi theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ phân loại thông qua hồ sơ, tài liệu kỹ thuật kèm theo.

- Hàng hóa đã có hướng dẫn phân loại còn hiệu lực hoặc đã có kết quả phân loại trên cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế.

- Hàng hóa có tên hàng theo khai báo không đầy đủ, chi tiết theo các tiêu chí để phân loại tại Chú giải HS, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

- Hàng hóa thuộc “Danh mục các mặt hàng không lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy trình này.

- Hàng hóa không lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại theo quy định tại các văn bản của Tổng cục Hải quan.

- Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế.

- Hàng hóa có các tiêu chí nghi ngờ không phải phân tích bằng các trang thiết bị tại phòng thí nghiệm.

Cách lấy mẫu kiểm tra để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong hải quan như thế nào?

Theo Điều 3 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021, việc lấy mẫu kiểm tra để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong hải quan được quy định như sau:

[1] Hàng hóa phải lấy mẫu phân tích để phân loại theo Thông tư 14/2015/TT-BTC cụ thể như:

- Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan thì thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa.

- Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa thì sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện.

- Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Việc xác định lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cần lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại được thực hiện căn cứ trên mức độ rủi ro của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các thông tin nghiệp vụ của các đơn vị hải quan.

- Chi cục Kiểm định hải quan chỉ phối hợp với đơn vị yêu cầu phân tích lấy mẫu phân tích để phân loại trong trường hợp nhận được văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan hoặc văn bản yêu cầu của đơn vị yêu cầu phân tích có trích dẫn số, ngày văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan.

[2] Yêu cầu lấy mẫu phải đảm bảo các nội dung như sau:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích theo quy định tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP.

Việc lấy mẫu thực hiện theo Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa

*Lưu ý:

- Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại.

- Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong riêng biệt từng mẫu. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.

- Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan hải quan lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận của các bên chứng kiến.

- Số lượng mẫu: 02 mẫu. Trường hợp người khai hải quan chỉ nhập khẩu 01 mẫu thì không thực hiện lấy mẫu.

- Giao nhận mẫu: Cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích trực tiếp gửi mẫu hoặc gửi mẫu qua đường bưu điện.

(*Lưu ý: Mẫu chỉ có giá trị pháp lý khi còn nguyên niêm phong.)

[3] Kỹ thuật lấy mẫu và bao bì đựng mẫu yêu cầu phân tích để phân loại thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào