Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?

Cho tôi hỏi thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ? Điều khiển xe quá thời gian quy định thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi từ anh Chí (Lâm Đồng)

Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?

Căn cứ Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô:

Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lái xe ô tô không được làm việc quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?

Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)

Người lái xe ô tô điều khiển xe quá thời gian quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm d khoản 6; điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bổ sung bởi điểm c khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật giao thông đường bộ;
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...

Căn cứ điểm d khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bổ sung bởi điểm c, điểm s khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:

Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;
...

Theo đó, người lái xe ô tô điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự quá thời gian quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Trường hợp chủ xe ô tô giao xe cho người làm công, người đại diện điều khiển xe quá thời gian quy định thì bị phạt tiền như sau:

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân;

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức .

Người lái xe ô tô tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái ô tô tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Người lái xe ô tô tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

+ Đăng ký xe;

+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Trân trọng!

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Link tham gia Cuộc thi Tìm hiểu Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 tỉnh Vĩnh Phúc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 tỉnh Vĩnh Phúc?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy được phép rẽ phải khi nào? Chi tiết 05 trường hợp được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, các hành vi mà người đi xe máy không được thực hiện?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi mẫu văn bản đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác 2025 kèm mẫu tải về?
Hỏi đáp Pháp luật
Download mẫu giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phố vào mục đích khác 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, xe 50cc có cần bằng lái xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe của lực lượng công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm những loại xe nào? Tín hiệu xe của lực lượng công an có màu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiều dài, chiều rộng, chiều cao hàng hóa chở trên xe mô tô tối đa là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Phan Vũ Hiền Mai
9,062 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào