Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa nhà ở chuẩn pháp lý hiện nay?
Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa nhà ở chuẩn pháp lý hiện nay?
Biên bản nghiệm thu sửa chữa nhà ở là văn bản được lập ra để xác nhận chất lượng và kết quả của công việc sửa chữa nhà ở. Biên bản này được lập ra bởi hai bên liên quan, bao gồm bên sửa chữa và bên thuê sửa chữa.
Biên bản nghiệm thu sửa chữa nhà ở có các mục đích sau:
- Xác nhận chất lượng công trình sửa chữa: Biên bản nghiệm thu là cơ sở để xác định xem công trình sửa chữa đã đạt chất lượng theo yêu cầu hay chưa. Nếu công trình đạt chất lượng, bên thuê sửa chữa sẽ thanh toán toàn bộ chi phí sửa chữa cho bên sửa chữa.
- Thống nhất các nghĩa vụ sau khi nghiệm thu: Biên bản nghiệm thu cũng là cơ sở để thống nhất các nghĩa vụ sau khi nghiệm thu, chẳng hạn như thời hạn bảo hành công trình, trách nhiệm khắc phục các lỗi phát sinh sau khi nghiệm thu,...
- Làm căn cứ pháp lý trong trường hợp tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về chất lượng công trình sửa chữa, biên bản nghiệm thu sẽ là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp.
Sau đây là mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa nhà ở chuẩn pháp lý hiện nay có thể tham khảo:
Tải về miễn phí mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa nhà ở chuẩn pháp lý hiện nay tại đây tải về
Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa nhà ở chuẩn pháp lý hiện nay? (hình từ Internet)
Điều kiện để nhà ở được mua bán hiện nay là gì?
Theo Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau:
Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
...
Theo đó, điêu kiện để nhà ở được giao dịch mua bán là:
[1] Có Giấy chứng nhận, trừ một số trường hợp theo luật định
[2] Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
[3] Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
[4] Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính
[5] Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp nào thì nhà ở không cần có Giấy chứng nhận vẫn có thể giao dịch mua bán?
Theo khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau:
Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
...
2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Theo đó, những nhà ở trong các trường hợp sau sẽ không cần có giấy chứng nhận khi giao dịch mua bán là:
- Mua bán nhà ở hình thành trong tương lai;
- Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
- Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở;
- Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
- Nhận thừa kế nhà ở;
- Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?