Kim ngạch thương mại là gì? Ý nghĩa của kim ngạch thương mại là gì?

Cho tôi hỏi kim ngạch thương mại là gì và kim ngach thương mại có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế đát nước? Mong được giải đáp thắc mắc!

Kim ngạch thương mại là gì? Ý nghĩa của kim ngạch thương mại là gì?

Kim ngạch thương mại là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến nhưng lại không có nhiều người hiểu rõ "Kim ngạch thương mại là gì?"

Để tìm hiểu về kim ngạch thương mại có thể tham khảo nội dung sau:

Kim ngạch thương mại là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được mua bán giữa hai quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Kim ngạch thương mại được tính bằng cách cộng tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của hai quốc gia.

Kim ngạch thương mại là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Kim ngạch thương mại tăng cao thể hiện sự phát triển của hoạt động thương mại, đồng thời cũng thể hiện sự hội nhập kinh tế quốc tế của hai quốc gia.

Kim ngạch thương mại được phân loại thành hai loại chính:

- Kim ngạch xuất khẩu: Là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ do một quốc gia bán cho nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định.

- Kim ngạch nhập khẩu: Là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ do một quốc gia mua từ nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định.

Lưu ý: Nội dung này mang tính chất tham khảo!

Kim ngạch thương mại là gì? Ý nghĩa của kim ngạch thương mại là gì?

Kim ngạch thương mại là gì? Ý nghĩa của kim ngạch thương mại là gì? (hình từ Internet)

Việt Nam - Thái Lan thống nhất tạo điều kiện tối đa để tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa 02 nước từ năm nào?

Theo Điều 4 Hiệp định về hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái Lan 1978 được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật giữa Việt Nam và Thái Lan (1992) như sau:

Các bên phù hợp với các quy định hiện hành của nước mình về xuất nhập khẩu, hối đoái, và các quy định khác, tạo điều kiện tối đa để tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước.

Theo đó, 02 nước Việt Nam - Thái Lan thống nhất dựa trên các quy định hiện hành của nước mình về xuất nhập khẩu, hối đoái, và các quy định khác, tạo điều kiện tối đa để tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước từ năm 1992.

Quan tâm xây dựng quan hệ hợp tác với các nước có kim ngạch thương mại là nhiệm vụ trong trong hợp tác quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng?

Theo Tiểu mục 8 Mục 2 Quyết định 1157/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ trong Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025 như sau:

Hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Chủ trì, phối hợp hoặc tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới, trong đó có việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quản lý hoặc hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có liên quan.
b) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ chế hợp tác, phối hợp với cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước trên thế giới để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch xuyên biên giới và thu hồi hàng hóa có khuyết tật, trong đó quan tâm xây dựng quan hệ hợp tác với các nước có kim ngạch thương mại, số lượng du khách qua lại, nguồn vốn đầu tư lớn hoặc có nhiều hoạt động giao lưu nhân dân với Việt Nam.
c) Duy trì công tác trao đổi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đồng thời đảm bảo duy trì thực hiện nghĩa vụ cơ chế đối thoại, hợp tác song phương và đa phương đã được quy định trong một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới ký kết.

Theo đó, việc quan tâm xây dựng quan hệ hợp tác với các nước có kim ngạch thương mại, số lượng du khách qua lại, nguồn vốn đầu tư lớn hoặc có nhiều hoạt động giao lưu nhân dân với Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trong hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn 2021-2025.

Trân trọng!

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu là tỷ giá nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã nào? Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu tại chỗ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05/TDTL/GSQL phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có nhu cầu nhập khẩu tàu cá thì gửi hồ sơ đến đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hoạt động quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu chậm nhất là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
MSDS là gì? Doanh nghiệp không có bảng nội quy về an toàn hóa chất bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Rượu nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện gì? Điều kiện nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Chu Tường Vy
3,505 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào