Giáo sư hay tiến sĩ cao hơn? Có bao nhiêu hình thức đào tạo tiến sĩ?

Tôi có thắc mắc Giáo sư hay tiến sĩ cao hơn? Có bao nhiêu hình thức đào tạo tiến sĩ? Đăng ký dự tuyển học tiến sĩ cần đáp ứng điều kiện chung gì? (Câu hỏi của chị Nguyên - Bình Thuận)

Giáo sư hay tiến sĩ cao hơn?

Theo Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
...
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
....

Căn cứ theo Điều 38 Luật Giáo dục 2019 quy định về các trình độ đào tạo giáo dục đại học như sau:

Các trình độ đào tạo giáo dục đại học
Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Ngoài ra, theo Điều 68 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:

Giáo sư, phó giáo sư
1. Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Theo đó, giáo sư là một học hàm, là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. Mặt khác, tiến sĩ là học vị cao nhất trong giáo dục đại học. Trong đó, bằng tiến sĩ được cấp cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ.

Mặc dù giáo sư và tiến sĩ thuộc 02 phạm trù khác nhau. Tuy nhiên, thực tế, giáo sư thường có vị trí cao hơn tiến sĩ trong các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu. Bởi giáo sư thường có kinh nghiệm dày dặn hơn, có uy tín trong giới khoa học và có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục.

Giáo sư hay tiến sĩ cao hơn? Có bao nhiêu hình thức đào tạo tiến sĩ?

Giáo sư hay tiến sĩ cao hơn? Có bao nhiêu hình thức đào tạo tiến sĩ? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu hình thức đào tạo tiến sĩ?

Theo Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về thời gian và hình thức đào tạo như sau:

Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 03 năm (36 tháng) đến 04 năm (48 tháng) do cơ sở đào tạo quyết định, bảo đảm phần lớn nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian này; mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh (theo mẫu tại Phụ lục I).
2. Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho cơ sở đào tạo, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo.
3. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

Thông qua quy định trên, hiện nay chỉ có 01 hình thức đào tạo tiến sĩ là đào tạo theo hệ chính quy. Trong đó, nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo tập trung toàn thời gian nếu đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học.

Thời gian đào tạo từ 03-04 năm, tùy thuộc vào cơ sở đào tạo quyết định, bảo đảm phần lớn nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian này.

Mặt khác, nghiên cứu sinh được phép hoàn thành hương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu nhưng không quá 01 năm hoặc chậm hơn nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho cơ sở đào tạo, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo.

Đăng ký dự tuyển học tiến sĩ cần đáp ứng điều kiện chung gì?

Căn cứ theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, người đăng ký dự tuyển học tiến sĩ cần đáp ứng điều kiện chung như sau:

- Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.

- Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;

- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua 01 trong các hoạt động sau:

+ Qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu.

+ Bài báo, báo cáo khoa học đã công bố.

+ Có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

- Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.

Trân trọng!

Giáo sư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo sư
Hỏi đáp Pháp luật
Ai được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự? Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo sư hay tiến sĩ cao hơn? Có bao nhiêu hình thức đào tạo tiến sĩ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư suốt đời hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà giáo có bằng tiến sĩ có được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự chưa?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình bổ nhiệm vào ngạch giáo sư
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình xét tước bỏ chức danh giáo sư
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo sư
Dương Thanh Trúc
34,361 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào