Quy trình kỹ thuật đối với việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông theo QCVN 01-84:2012/BNNPTNT được thực hiện như thế nào?
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông được áp dụng đối với loài bông nào?
- Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông phải đáp ứng quy định kỹ thuật như thế nào?
- Phân cấp hại của một số sâu bệnh hại trên cây bông theo Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT được quy định như thế nào?
- Quy trình kỹ thuật đối với việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông theo QCVN 01-84:2012/BNNPTNT được thực hiện như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông được áp dụng đối với loài bông nào?
Tại Tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT có quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này qui định các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Khảo nghiệm VCU) đối với các giống bông thuộc 4 loài: bông Luồi (Gossypium hirsutum L.), bông Hải đảo (Gossypium barbadense L.), bông cỏ châu Á (Gossypium arboreum L.) và bông cỏ châu Phi (Gossypium herbaceum L.)
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động khảo nghiệm VCU giống bông mới thuộc các loài nêu ở mục 1.1.
Như vậy, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông được áp dụng đối với loài bông sau:
- Bông Luồi (Gossypium hirsutum L.);
- Bông Hải đảo (Gossypium barbadense L.);
- Bông cỏ châu Á (Gossypium arboreum L.);
- Bông cỏ châu Phi (Gossypium herbaceum L.).
Quy trình kỹ thuật đối với việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông theo QCVN 01-84:2012/BNNPTNT được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông phải đáp ứng quy định kỹ thuật như thế nào?
Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT có quy định để xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống bông mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu ở bảng sau:
Phân cấp hại của một số sâu bệnh hại trên cây bông theo Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT được quy định như thế nào?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT có quy định phân cấp hại của một số sâu bệnh hại trên cây bông như sau:
Rầy xanh (Amrasca devastans)
Bệnh xanh lùn (Blue disease)
Bệnh đốm lá, sẹo quả (Rhizoctonia solani)
Bệnh mốc trắng hại bông (Ramulariopsis gossypii)
Bệnh thán thư hại bông (Colletotrichum gossypii)
Bệnh giác ban hại bông (Xanthomonas malvacearum)
Quy trình kỹ thuật đối với việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông theo QCVN 01-84:2012/BNNPTNT được thực hiện như thế nào?
Tại Tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-84:2012/BNNPTNT có quy định quy trình kỹ thuật đối với việc khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống bông được thực hiện như sau:
Khảo nghiệm cơ bản
- Thời vụ
Gieo trong khung thời vụ thích hợp nhất của vùng khảo nghiệm.
- Yêu cầu về đất
+ Đất khảo nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái, có tính chất đất đồng đều, tưới tiêu chủ động và có độ pH KCl từ 5,0 đến 7,0.
+ Đất phải làm sạch cỏ dại và đủ độ ẩm trước khi gieo trồng.
- Mật độ và khoảng cách
Tùy thuộc vào độ phì của đất, vùng sinh thái, giống khảo nghiệm và thời vụ, mật độ gieo trồng như sau:
+ Bông thuần: mật độ từ 3,7 đến 4,5 vạn cây/ha tương đương với khoảng cách 0,90m x 0,25m-0,30m x 1cây/hốc.
+ Bông lai: mật độ 3,2-3,7 vạn cây/ha tương đương với khoảng cách 0,90m x 0,30m-0,35m x 1cây/hốc.
- Phân bón
+ Lượng phân bón cho 1 ha:
Phân chuồng : từ 5 đến 10 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh từ 300 đến 500kg
Bông thuần: theo tỷ lệ 90kg N : 45kg P2O5 : 45kg K2O
Bông lai: theo tỷ lệ 120kg N : 60kg P2O5 : 60kg K2O
(N: 25% dạng SA + 75% dạng Urea)
+ Thời kỳ bón:
Bón lót: bón trước khi gieo hạt với liều lượng 100% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh, 100% phân lân, 100% phân SA và 30% phân kali.
Bón thúc lần 1: giai đoạn ra nụ với liều lượng 50% Urea và 35% kali.
Bón thúc lần 2: giai đoạn nở hoa với liều lượng 50% Urea và 35% kali.
- Chăm sóc
Dặm, tỉa và trừ cỏ dại
+ Dặm, tỉa: tiến hành dặm sau khi bông mọc đều (khoảng từ 5 đến 7 ngày sau gieo). Tỉa định cây khi cây có từ 1 đến 2 lá thật (khoảng từ 10 đến 15 ngày sau gieo), để lại mỗi hốc 1 cây.
+ Làm cỏ, xới xáo
Lần 1: xới xáo phá váng vào giai đoạn từ 10 đến 15 ngày sau gieo.
Lần 2: giai đoạn ra nụ, xới sâu, kết hợp với bón thúc lần 1 và vun nhẹ vào gốc.
Lần 3: giai đoạn nở hoa, xới nông ở luống và xới sâu ở rãnh, kết hợp với bón thúc lần 2 và vun gốc cao.
Tưới và tiêu nước:
+ Vùng trồng bông hoàn toàn nhờ nước trời: tiêu nước kịp thời, không để bông bị ngập úng.
+ Vùng trồng bông có tưới nước bổ sung: chu kỳ và số lần tưới theo nhu cầu nước của từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bông; trước khi nở hoa khoảng từ 10 đến 15 ngày tưới 1 lần; từ nở hoa đến nở quả 10 ngày tưới 1 lần, hạn chế tưới trong giai đoạn thu hoạch.
Phòng trừ sâu bệnh:
+ Điều tra theo dõi và phòng trừ các loại sâu bệnh hại (Phụ lục A).
- Thu hoạch
Thu từ 3 đến 4 đợt, đợt 1 bắt đầu từ 10 đến 15 ngày sau khi 50% cây có quả đầu tiên nở, các đợt thu cách nhau khoảng từ 12 đến 15 ngày; chỉ thu quả đã nở hoàn toàn. Thu xong, phơi đến độ ẩm đạt 14% và cân tính năng suất.
Lưu ý: Việc thu hoạch để tính năng suất cần tiến hành sau khi đã thu mẫu phân tích chất lượng xơ.
Khảo nghiệm sản xuất
Áp dụng quy trình kỹ thuật theo khảo nghiệm cơ bản trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?