Công thức khảo nghiệm của thuốc trừ nhện gié hại lúa như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT?
- Công thức khảo nghiệm của thuốc trừ nhện gié hại lúa như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT?
- Diện tích ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại của thuốc trừ nhện gié hại lúa như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT?
- Việc tiến hành phun, rải thuốc trừ nhện gié hại lúa như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT?
Công thức khảo nghiệm của thuốc trừ nhện gié hại lúa như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT?
Căn cứ Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT quy định công thức khảo nghiệm như sau:
Công thức khảo nghiệm
Công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm là công thức dùng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.
- Nhóm 2: Công thức so sánh là công thức dùng một loại thuốc trừ nhện gié đã được đăng ký trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến, có hiệu quả ở địa phương để trừ nhện gié hại lúa.
- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để phòng trừ nhện gié. Với khảo nghiệm là thuốc phun: công thức đối chứng được phun bằng nước lã.
Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.
Như vậy, công thức khảo nghiệm của thuốc trừ nhện gié hại lúa được chia thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm là công thức dùng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.
- Nhóm 2: Công thức so sánh là công thức dùng một loại thuốc trừ nhện gié đã được đăng ký trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến, có hiệu quả ở địa phương để trừ nhện gié hại lúa.
- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để phòng trừ nhện gié. Với khảo nghiệm là thuốc phun: công thức đối chứng được phun bằng nước lã.
Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.
Công thức khảo nghiệm của thuốc trừ nhện gié hại lúa như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT? (Hình từ Internet)
Diện tích ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại của thuốc trừ nhện gié hại lúa như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT?
Căn cứ Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT quy định diện tích ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại như sau:
- Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 30 m2, số lần nhắc lại là 3 - 4 lần.
- Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 300 m2, không nhắc lại.
- Các ô khảo nghiệm phải có hình dạng vuông hay hình chữ nhật nhưng chiều dài phải không vượt quá hai lần chiều rộng.
- Giữa các công thức khảo nghiệm phải có dải phân cách là 1 m.
Việc tiến hành phun, rải thuốc trừ nhện gié hại lúa như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT?
Căn cứ Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-31:2010/BNNPTNT quy định tiến hành phun, rải thuốc như sau:
(1) Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm
(2) Lượng thuốc dùng
- Lượng thuốc dùng được tính bằng kg; lít chế phẩm hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha.
- Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Trong trường hợp không có khuyến cáo của các tổ chức cá nhân đăng ký về lượng nước thuốc, lượng nước thuốc thường dùng từ 500 - 600 lít/ ha.
Chú ý: Khi sử dụng thuốc không để thuốc từ ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác. Với dạng thuốc thương phẩm dùng để rắc, giữa các ô khảo nghiệm phải có bờ ngăn để tránh nước thuốc tràn từ ô khảo nghiệm này sang ô khảo nghiệm khác.
(3) Sử dụng thuốc
- Trong thời gian khảo nghiệm không được dùng bất kỳ một loại thuốc trừ sâu nào khác trên khu khảo nghiệm (bao gồm cả các công thức và giải phân cách).
- Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại và thuốc điều hoà sinh trưởng thì thuốc được dùng để trừ đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm, không làm ảnh hưởng đến đối tượng nhện gié và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Tất cả các trường hợp trên phải được ghi chép lại.
(4) Xử lý thuốc
- Khi sử dụng thuốc, phải dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong khảo nghiệm có thể dùng bình bơm tay đeo vai hoặc bơm động cơ để phun.
(5) Thời điểm và số lần xử lý thuốc
- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.
- Nếu không có khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học, phương thức tác động của thuốc và đặc điểm phát sinh của sâu hại mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.
Để đánh giá hiệu lực của một loại thuốc trừ nhện gié hại lúa thường được tiến hành khi tỷ lệ dảnh bị nhện hại khoảng 5-10%, số lần xử lý là 1 lần và ngày xử lý cần được ghi lại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?