Quyền lợi của bác sĩ chuyên khoa 1 được quy định như thế nào? Lương bác sĩ hiện nay là bao nhiêu?
Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoan cấp 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viên trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT quy định về bác sĩ chuyên khoa 1 cụ thể như sau:
Danh hiệu tốt nghiệp chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế là Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Bác sỹ nội trú bệnh viện.
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu bác sĩ chuyên khoa 1 là chính là danh hiệu tốt nghiệp chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.
Tuy nhiên, để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 là phải trải qua thời gian học tại các trường đại học chuyên ngành liên quan đến y khoa và phải đảm bảo một số điều kiện tại Điều 10 Quy chế cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoan cấp 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viên trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT, cụ thể:
- Các bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, kèm theo bảng điểm kết quả học tập của người được cấp bằng.
- Khi bị mất bằng hoặc bằng bị nhàu nát bị hỏng không thể sử dụng được, nếu có lý do chính đáng thì Hiệu trưởng của trường cấp bằng xem xét và có thể cấp giấy chứng nhận thay thế, việc cấp giấy chứng nhận cũng chỉ thực hiện một lần.
Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Quyền lợi của bác sĩ chuyên khoa 1 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền lợi của bác sĩ chuyên khoa 1 được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoan cấp 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viên trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT quy định về tiêu chuẩn của bác sĩ chuyên khoa 1 cụ thể như sau:
Người được cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện có các quyền lợi sau:
- Được dùng văn bằng làm cơ sở để thi tuyển vào ngạch và nâng ngạch công chức phù hợp và được xem xét khi công nhận các chức vị khoa học và đào tạo khác theo quy định hiện hành.
- Được sử dụng để đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi khoa học về Y - Dược ở trong và ngoài nước: học chuyển đổi để lấy văn bằng tương đương theo quy định hiện hành.
Theo đó, quyền lợi của bác sĩ chuyên khoa 1 được quy định như sau:
- Được cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1.
- Được dùng văn bằng làm cơ sở để thi tuyển vào ngạch và nâng ngạch công chức phù hợp và được xem xét khi công nhận các chức vị khoa học và đào tạo khác theo quy định hiện hành.
- Được sử dụng để đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi khoa học về Y - Dược ở trong và ngoài nước: học chuyển đổi để lấy văn bằng tương đương theo quy định hiện hành.
Lương bác sĩ hiện nay là bao nhiêu?
Ngoài bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế ngoài công lập.
Theo đó, bảng lương bác sĩ mới ra trường trong tuỳ từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công:
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở được áp dụng hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Cụ thể mức lương bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:
Lưu ý: Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác theo quy định.
Đối với bác sĩ là người lao động:
Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế ngoài công lập. Khi đó, mức lương bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thoả thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.
Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP cụ thể:
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Mẫu thông báo về việc xây dựng điểm địa chính trên đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất được giao quản lý năm 2025?
- Đổi nơi nhận lương hưu ở đâu? Thời hạn giải quyết đổi nơi nhận lương hưu là bao lâu từ ngày 01/7/2025?