Nhuận bút là gì? Chế độ chi trả nhuận bút trên cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào?
- Nhuận bút là gì? Nhuận bút được chi trả trên Cổng Thông tin điện tử bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
- Những đối tượng nào được hưởng tiền nhuận bút trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Chế độ chi trả nhuận bút trên cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào?
Nhuận bút là gì? Nhuận bút được chi trả trên Cổng Thông tin điện tử bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP có quy định về nhuận bút. Theo đó, nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.
Tại khoản 1 Điều 2 Quy định chế độ nhuận bút, thù lao trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1334/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Giải thích một số từ ngữ
1. Nhuận bút là khoản tiền do Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử BHXH trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm (tin, bài viết, tranh, ảnh) được sử dụng trên Cổng thông tin điện tử BHXH.
2. Thù lao là khoản tiền do Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử BHXH trả cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các công việc thu thập, biên tập, cung cấp tin, bài viết, tranh, ảnh được sử dụng trên Cổng Thông tin điện tử BHXH.
3. Dịch xuôi là dịch các tin, bài từ tiếng nước ngoài và tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt. Dịch ngược là dịch tin, bài từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và tiếng dân tộc thiểu số.
Như vậy, nhuận bút trên Cổng Thông tin điện tử bảo hiểm xã hội là khoản tiền do Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử BHXH trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm (tin, bài viết, tranh, ảnh) được sử dụng trên Cổng thông tin điện tử BHXH.
Nhuận bút là gì? Chế độ chi trả nhuận bút trên cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được hưởng tiền nhuận bút trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ Điều 1 Quy định chế độ nhuận bút, thù lao trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1334/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
- Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam.
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam.
- BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh).
2. Đối tượng áp dụng
- Đối tượng được hưởng tiền nhuận bút: Là các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, tài liệu, tranh, ảnh được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam và Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh (sau đây gọi tắt là Cổng thông tin điện tử BHXH)
- Đối tượng được hưởng thù lao: Là những người sưu tầm, cung cấp văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó; tin tức thời sự thuần túy đưa tin được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử BHXH và những người thuộc Ban Biên tập thực hiện việc biên tập tin, bài trên Cổng thông tin điện tử.
Như vậy, theo quy định, đối tượng được hưởng tiền nhuận bút trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam là các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, tài liệu, tranh, ảnh được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Chế độ chi trả nhuận bút trên cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quy định chế độ nhuận bút, thù lao trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1334/QĐ-BHXH năm 2019 quy định chế độ chi trả nhuận bút như sau:
Chế độ chi trả nhuận bút
1. Hệ số nhuận bút tối đa cho từng thể loại tác phẩm quy định tại Phụ lục số 01.
2. Đối với các bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn thì tỷ lệ hưởng nhuận bút giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn do hai bên tự thỏa thuận.
3. Đối với tác phẩm là tin, bài viết trực tiếp đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử BHXH: Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác được hưởng thêm từ 30- 50% nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
Như vậy, chế độ chi trả nhuận bút trên cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như sau:
- Hệ số nhuận bút tối đa cho từng thể loại tác phẩm quy định tại Phụ lục số 01.
- Đối với các bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn thì tỷ lệ hưởng nhuận bút giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn do hai bên tự thỏa thuận.
- Đối với tác phẩm là tin, bài viết trực tiếp đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử BHXH: Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác được hưởng thêm từ 30- 50% nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?