Yêu cầu đối với giám sát của quản lý cấp cao trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
Giám sát quản lý cấp cao của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về giám sát của quản lý cấp cao như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Giám sát của quản lý cấp cao là việc giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và giám sát của Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đối với kiểm toán nội bộ.
...
Theo đó, giám sát của quản lý cấp cao việc giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thanh viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với các hoạt động sau của tổ chức tín dụng:
[1] Kiểm soát nội bộ
[2] Quản lý rủi ro
[3] Giám sát của Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đối với kiểm toán nội bộ.
Yêu cầu đối với giám sát của quản lý cấp cao trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với giám sát của quản lý cấp cao trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?
Theo Điều 8 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về yêu cầu đối với giám sát quản lý cấp cao như sau:
Yêu cầu đối với giám sát của quản lý cấp cao
1. Có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
2. Đảm bảo kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ được thực hiện hiệu quả, đạt được yêu cầu đề ra.
3. Nắm rõ trạng thái rủi ro và tình hình thực hiện chính sách quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
4. Có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời tổn thất để nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Theo đó, giám sát của quản lý cấp cao trong tổ chức tính dụng phi ngân hàng cần đáp ứng những yêu cầu sau:
[1] Có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tùy theo từng loại hình tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
[2] Đảm bảo kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ được thực hiện hiệu quả, đạt được yêu cầu đề ra
[3] Nắm rõ trạng thái rủi ro và tình hình thực hiện chính sách quản lý rủi ro
[4] Có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời tổn thất để nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của Ban kiểm soát của quản lý cấp cao trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì?
Theo Điều 9 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về cơ cấu tổ chức giám sát của quản lý cấp cao của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như sau:
Cơ cấu tổ chức giám sát của quản lý cấp cao của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1. Cơ cấu tổ chức giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đảm bảo:
a) Có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
b) Có các Ủy ban khác (nếu cần thiết) để giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện giám sát của quản lý cấp cao.
2. Cơ cấu tổ chức giám sát của Ban kiểm soát thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
Đồng thời tại Điều 44 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát như sau:
Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
2. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có ít nhất 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định, trong đó phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác.
3. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của tổ chức tín dụng, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.
4. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ. Ban kiểm soát của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Ban kiểm soát của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
5. Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, tổ chức tín dụng phải bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.
Theo đó, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm có:
[1] Tối thiểu có 03 thành viên
[2] Có ít nhất 1/2 tổng số số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác của tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc doanh nghiệp khác.
[3] Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không han chế
Thông tư 14/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2024
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/PNH.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/LTN/thang11/to-chuc-tin-dung-phi-ngan-hang.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DTT/03102024/tctd-phi-ngan-hang.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DKV/tuan3thang1/to-chuc-tin-dung.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2023/CTV/27112023/giam-sat-qly.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2023/CTV/24112023/tctd-phi-nh.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/LTN/thang6/to-chuc-tin-dung-phi-ngan-hang.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thỏa thuận giữa các đối tượng nào?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- 06 điều cần lưu ý về cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54?