Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đúng không?
Được coi là vợ chồng hợp pháp khi nào?
Đầu tiên, tại khoản 1 và khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa về hai thuật ngữ hôn nhân và kết hôn như sau:
- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
- Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Dẫn chiếu đến Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Đồng thời, cũng tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc đăng ký kết hôn như sau:
Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Theo đó, để được coi là vợ chồng hợp pháp thì vợ, chồng phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và được nhà nước công nhận.
Điều kiện đăng ký kết hôn như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014 và pháp luật về hộ tịch.
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đúng không? (Hình từ Internet)
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đúng không?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng cụ thể như sau:
Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Như vậy, bình đẳng giữa vợ và chồng có thể hiểu là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
Đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các luật khác có liên quan. Theo đó, nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trên các mặt sau:
Về quyền: Vợ, chồng đều có các quyền như nhau trong gia đình, bao gồm:
- Quyền được sống chung.
- Quyền được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tôn trọng của đối phương.
- Quyền bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề của gia đình, quyền được sở hữu, sử dụng tài sản chung của gia đình,
- Quyền được thừa kế,
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
...
Về nghĩa vụ: Vợ, chồng đều có các nghĩa vụ như nhau trong gia đình, bao gồm:
- Nghĩa vụ chung sống hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau,
- Nghĩa vụ thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái,
- Nghĩa vụ lao động, tạo thu nhập cho gia đình,
- Nghĩa vụ thực hiện các công việc gia đình, nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ,
...
Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng như thế nào?
Theo Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng cụ thể như sau:
[1] Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.
[2] Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
[3] Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó.
Trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?