Biên lai là gì? Hóa đơn là gì? Phân biệt biên lai và hóa đơn khác nhau thế nào?

Anh chị ban biên tập có thể phân biệt giúp tôi biên lai và hóa đơn khác nhau thế nào? Biên lai là gì? Hóa đơn là gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Biên lai là gì?

Căn cứ quy định Điều 2 Thông tư 303/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực: 01/07/2022) quy định về loại và hình thức biên lai như sau:

Loại và hình thức biên lai
1. Biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
.....

Căn cứ quy định Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về loại chứng từ như sau:

Loại chứng từ
1. Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:
a) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;
b) Biên lai gồm:
b.1) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;
b.2) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;
b.3) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
2. Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện.

Trước đây tại Thông tư 303/2016/TT-BTC có quy định biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên hiện tại Thông tư 303/2016/TT-BTC đã hết hiệu lực và các văn bản thay thế không định nghĩa biên lai là gì.

Theo đó tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về các loại chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế trong đó có bao gồm cả biên lai.

Do đó có thể hiểu biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và là chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế.

Biên lai bao gồm các loại sau:

- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;

- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;

- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

Biên lai là gì? Hóa đơn là gì? Phân tích biên lai và hóa đơn khác nhau thế nào?

Biên lai là gì? Hóa đơn là gì? Phân biệt biên lai và hóa đơn khác nhau thế nào? (Hình từ Internet)

Hóa đơn là gì?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
....

Như vậy, hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Trong đó hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được quy định như sau:

- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

Lưu ý: Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.

- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

Phân biệt biên lai và hóa đơn khác nhau thế nào?

Biên lai và hóa đơn có điểm khác biệt cơ bản như sau:

Tiêu chí so sánh

Biên lai

Hóa đơn

Khái niệm

Là chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí và lệ phí do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và là chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế.

Là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Chủ thể lập

Do tổ chức thu phí, lệ phí, cơ quan thuế lập khi thu khoản thu là phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

Cơ quan quản lý thuế bao gồm:

- Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;

- Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan. (khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019)

Do người bán lập và ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

Về thanh toán

Xác nhận một giao dịch thanh toán

Là một yêu cầu thanh toán

Tư cách chủ thể tham gia quan hệ

Người nộp tiền và người thu tiền

Người mua và người bán

Chức năng của từng loại

Là tài liệu xác nhận rằng giao dịch đã được thanh toán

Theo dõi việc bán hàng hóa và dịch vụ

Nội dung chi tiết

- Tên loại biên lai

- Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai.

- Số biên lai

- Liên của biên lai

- Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.

- Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.

- Ngày, tháng, năm lập biên lai.

- Chữ ký của người thu tiền.

- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).

- Biên lai được thể hiện là tiếng Việt.

(khoản 2 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.

- Số hóa đơn

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua

- Thời điểm lập hóa đơn

- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử

- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có)

- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.

(Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

Việc phân tích giữa biên lai và hóa đơn nhằm mục đích phân biệt rõ được chức năng và đối tượng áp dụng của từng loại. Để các chủ thể áp dụng có thể nắm rõ và sử dụng phù hợp theo từng trường hợp khác nhau.

Cả hai đều là các loại chứng từ liên quan đến lĩnh vực thuế. Tuy nhiên khác biệt lớn nhất là hóa đơn được dùng để ghi nhận thông tin bán hàng còn biên lai được dùng để ghi nhận thông tin các khoản thuế, phí và lệ phí đã đóng.

Trân trọng!

Hóa đơn điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hóa đơn điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về viết tắt trên hóa đơn điện tử? Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh nhiều hóa đơn điện tử của cùng một khách hàng thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ khám chữa bệnh là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí được trừ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ công nghệ thông tin là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký hóa đơn điện tử hộ kinh doanh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 hộ kinh doanh có phải xuất hóa đơn điện tử không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn bán hàng siêu thị, tạp hóa có logo được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý hóa đơn điện tử viết sai địa chỉ theo Thông tư 78?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hóa đơn điện tử
Đinh Khắc Vỹ
10,252 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hóa đơn điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hóa đơn điện tử

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem trọn bộ văn bản về hóa đơn điện tử 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào