Ai có quyền bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần?
Ai có quyền bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần? Quyết định bổ nhiệm giám đốc do ai ký?
Theo quy định tại Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 về giám đốc, Tổng giám đốc công ty như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
....
Mặt khác theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Hội đồng quản trị như sau:
Hội đồng quản trị
....
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
.....
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
....
Thông qua các quy định trên, Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần. Giám đốc trong công ty cổ phần được bầu từ một thành viên Hội đồng quản trị.
Ngoài ra, Hội đồng quản trị có thể thuê một người khác làm Giám đốc thông qua ký kết hợp đồng. Quyết định bổ nhiệm giám đốc sẽ do Hội đồng quản trị ký.
Ai có quyền bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần? (Hình từ Internet)
Ai có quyền ký quyết định bổ nhiệm phó giám đốc trong công ty cổ phần?
Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 về Giám đốc, Tổng giám đốc công ty như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
....
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
....
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
Ngoài ra căn cứ theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Hội đồng quản trị
....
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
....
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
....
Thông qua các quy định trên, việc bổ nhiệm phó giám đốc trong công ty cổ phần sẽ do Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thực hiện, trừ trường hợp phó giám đốc là người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định. Chính vì vậy, trong trường hợp này, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc trong công ty cổ phần do Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký
Công ty cổ phần có các loại cổ phần nào?
Căn cứ theo Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay trong công ty cổ phần có các loại cổ phần như sau:
[1] Cổ phần phổ thông: Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
[2] Cổ phần ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi gồm:
- Cổ phần ưu đãi cổ tức.
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại.
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
*Lưu ý:
- Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
- Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
- Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Chiến thắng nào đã buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ ne vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam?
- Tỉnh nào của nước ta có ba mặt giáp biển?
- Cách xác minh số điện thoại cho tài khoản TikTok đơn giản, nhanh chóng 2025?
- 03 phương thức tính cước taxi từ ngày 01/01/2025?