Lộ trình tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non hiện nay?
Lộ trình tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non hiện nay?
Tại Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ hưu trí đối với viên chức như sau:
Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
....
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non theo quy định hiện nay được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
...
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Theo đó, quy đinh về độ tuổi về hưu trong điều kiện lao động bình thường của giáo viên mầm non đang được thực hiện theo lộ trình như sau:
Từ năm 2021 thì tuổi về hưu của người lao động sẽ là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Lộ trình sẽ được thực hiện cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non được xác định theo lộ trình quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP như sau:
Lộ trình tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non hiện nay? (Hình từ Internet)
Đinh mức giáo viên mầm non được bố trí tối đa bao nhiêu trong một lớp?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có quy định về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành như sau:
Số lượng giáo viên mầm non được bố trí tối đa trong 01 lớp như sau:
[1] Đối với nhóm trẻ: được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ
- 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi;
- 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi;
- 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi;
[2] Đối với lớp mẫu giáo: bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
- 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi;
- 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi;
- 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi;
[3] Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên như trên.
[4] Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
Lưu ý: Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định nêu trên hoặc sau khi bố trí nhóm trẻ, lớp mẫu giáo mà còn dư số trẻ thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau:
Được bố trí thêm 01 giáo viên trong trường hợp:
- 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi
- Hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi;
- Hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi
- Hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi;
- Hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi
Giáo viên mầm non cần đảm bảo làm việc tối thiểu thời gian bao nhiêu trong tuần?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về giờ dạy của giáo viên mầm non như sau:
Giờ dạy của giáo viên
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.
Theo đó, quy định về số giờ dạy tối thiểu của giáo viên mầm non trong tuần như sau:
- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần
- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần
- Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập: cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?