Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ theo Bộ luật Hình sự phạt bao nhiêu năm tù?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ theo Bộ luật Hình sự phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
...
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo quy định trên, người nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trên 1 tỷ thì bị tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Tài sản bị chiếm đoạt có thể là:
+ Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
+ Bất động sản và động sản.
Lưu ý: Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ theo Bộ luật Hình sự phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
Như vậy, người nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội sau nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
+ Tội cướp tài sản (Quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Tội cướp giật tài sản (Quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Tội trộm cắp tài sản (Quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015)
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ có được tha tù trước thời hạn không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tha tù trước thời hạn có điều kiện:
Tha tù trước thời hạn có điều kiện
1. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm tội lần đầu;
b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Có nơi cư trú rõ ràng;
d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;
đ) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;
e) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.
...
Theo quy định trên, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Phạm tội lần đầu;
- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
- Có nơi cư trú rõ ràng;
- Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;
- Đã chấp hành được ít nhất là 1/2 mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Lưu ý: Những trường hợp sau phải chấp hành điợc ít nhất 1/3 mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;:
- Người phạm tội là người có công với cách mạng;
- Người phạm tội là thân nhân của người có công với cách mạng;
- Người phạm tội đủ 70 tuổi trở lên;
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người phạm tội là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?