Chánh án và Thẩm phán ai cao hơn? Hiện nay có các ngạch thẩm phán nào?
Chánh án và Thẩm phán ai cao hơn?
Căn cứ theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Chánh án là người đứng đầu cơ quan xét xử, có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của cơ quan xét xử. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Mặt khác, thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
Bên cạnh đó, thẩm phán là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán, chịu sự chỉ đạo của chánh án.
Như vậy, xét theo cơ cấu Tổ chức Tòa án nhân dân, Chánh án có trách nhiệm và quyền hạn cao hơn Thẩm phán.
Chánh án và Thẩm phán ai cao hơn? Hiện nay có các ngạch thẩm phán nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay có các ngạch thẩm phán nào?
Theo quy định tại Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, hiện nay có các ngạch thẩm phán như sau:
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thẩm phán cao cấp.
- Thẩm phán trung cấp.
- Thẩm phán sơ cấp.
Trong đó, tại Tòa án nhân dân các cấp có các ngạch thẩm phán như sau:
[1] Đối với Tòa án nhân dân tối cao có thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
[2] Đối với Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm phán Tòa án nhân dân cao cấp.
[3] Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có thẩm phán cao cấp; thẩm phán trung cấp; thẩm phán sơ cấp.
[4] Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có thẩm phán trung cấp và sơ cấp.
*Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Để được bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cần đáp ứng điều kiện như sau:
[1] Đủ các tiêu chuẩn như sau:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
[2] Có đủ các điều kiện như sau:
- Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên.
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
Mặt khác, những người thuộc đối tượng như sau:
[1] Những người không công tác tại các Tòa án nhưng đáp ứng đủ điều kiện dưới đây:
- Giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương.
- Am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao
[2] Những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Chi phí lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hiện nay là bao nhiêu?
- Tin mới nhất về tăng lương hưu 2025?