Hiện nay có những loại hình doanh nghiệp nào? Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?
Hiện nay có những loại hình doanh nghiệp nào?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Mặt khác, hiện nay có 04 loại hình doanh nghiệp như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm: Công ty TNHH MTV và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần:
- Công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay có những loại hình doanh nghiệp nào? Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện dưới đây:
[1] Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
[2] Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định gồm:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Loại hình doanh nghiệp được viết như sau:
+ Là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần.
+ Là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh.
+ Là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Đảm bảo quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 trong trường hợp đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
- Không thuộc điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Không được đặt tên doanh nghiệp tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo quy định Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
[3] Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
[4] Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ như sau:
[1] Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động khi kinh doanh ngành, nghề sau:
- Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
[2] Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
[3] Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. Trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
[4] Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
[5] Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp.
[6] Không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHTN, BHYT và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
[7] Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?