Có thể tiến hành kê biên tài sản của đương sự khi đương sự vắng mặt không?
Có thể tiến hành kê biên tài sản của đương sự khi đương sự vắng mặt không?
Theo Điều 88 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thực hiện việc kê biên như sau:
Thực hiện việc kê biên
1. Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
...
Theo đó, về nguyên tắc thì trong buổi kê biên tài sản sẽ có mặt của đương sự. Nếu không có mặt được có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ thay mình.
Trong trường hợp đã có thông báo mà đương sự hoặc người được ủy quyền vẫn không có mặt thì Chấp hành viên vẫn sẽ tiến hành kê biên tài sản nhưng cần mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Nếu không có người làm chứng thì vẫn sẽ tiếp tục tiến hành kê biên tài sản và ghi rõ vào biên bản kê biên.
Có thể tiến hành kê biên tài sản của đương sự khi đương sự vắng mặt không? (Hình từ Internet)
Kê biên tài sản là tài sản chung của hộ gia đình như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/2015NĐ-CP quy định về kê biên tài sản để thi hành án như sau:
Kê biên tài sản để thi hành án
...
2. Việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác được thực hiện như sau:
a) Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự theo quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã xác định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người thì Chấp hành viên kê biên phần tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự; trường hợp chưa xác định được phần quyền của người phải thi hành án thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;
c) Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.
Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.
...
Theo đó, nếu tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên cần thực hiện các bước sau:
[1] Xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản
[2] Thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết
[3] Tiến hành kê biên tài sản đối với phần tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án và trả lại cho các thành viên khác phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ
Khi nào thì giải tỏa kê biên tài sản thi hành án dân sự?
Theo Điều 105 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về giải tỏa kê biên tài sản như sau:
Việc giải toả kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Đương sự thoả thuận về việc giải toả kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
- Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án;
- Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản;
- Có quyết định đình chỉ thi hành án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?