Deadline là gì? Chạy deadline là gì? Thường xuyên chậm dealine có bị đuổi việc không?

Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Deadline là gì? Chạy deadline là gì? Thường xuyên chậm dealine có bị đuổi việc không? Câu hỏi của anh Minh Trí (Biên Hòa)

Deadline là gì? Chạy deadline là gì?

Hiện nay, mặc dù thuật ngữ deadline là gì không được giải thích trong từ điển pháp lý của Pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, định nghĩa deadline là gì chắc hẳn không còn xa lại gì đối với sinh viên hay người lao động đặc biệt là nhân viên văn phòng.

Như vậy, để hiểu rõ hơn về deadline là gì? Chạy deadline là gì? Cùng tham khảo bài viết sau đây:

Deadline là sự kết hợp của 2 từ “dead” (có nghĩa là chết, ngừng hoạt động,...) và “line” (có nghĩa là đường thẳng, giới hạn, ranh giới,...).

Từ đó, chúng ta có thể hiểu “deadline” với nghĩa tiếng Việt là: thời hạn cuối cùng, hạn chót, thời hạn phải hoàn thành công việc, thời gian kết thúc.

Ví dụ: Deadline làm bài tập của bạn là 12/04/2023, tức là hạn chót để hoàn thành và nộp bài tập của bạn là 12/04/2023.

Mục đích của deadline là để người làm có động lực thúc đẩy làm việc, cũng như có định hướng thời gian làm việc thích hợp, đảm bảo tiến độ của công việc nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.

Đối với chạy deadline là thuật ngữ để chỉ hành động gấp rút, cố gắng hoàn thành công việc được giao trước thời hạn do cấp trên đã đề ra.

Chẳng hạn, bạn được yêu cầu phải hoàn thành bản báo cáo trước 17h, nhưng vì một lý do nào đó, đến 15h cùng ngày bạn mới có thể bắt đầu làm. Trong tình huống này, bạn sẽ làm việc với tốc độ nhanh để kịp tiến độ của công việc cũng như kịp thời hạn mà cấp trên yêu cầu.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Deadline là gì? Chạy deadline là gì? Thường xuyên chậm dealin có bị đuổi việc không?

Deadline là gì? Chạy deadline là gì? Thường xuyên chậm dealine có bị đuổi việc không? (Hình từ internet)

Chậm deadline có bị xử lý kỷ luật không?

Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

Và người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Do đó, việc đảm bảo tiến độ công việc, đúng hạn deadline cũng là một trong những nghĩa vụ của người lao động cần phải hoàn thành.

Hành vi chậm deadline sẽ ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh, sản xuất của công ty.

Mặc dù việc châm deadline là lỗi từ phía người lao động nhưng chỉ bị xử lý kỷ luật trong trường hợp quy chế công ty có quy định về hành vi vi phạm chậm deadline là một trong những hành vi bị xử lý kỷ luật.

Tùy vào mức độ vi phạm mà người lao động có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức (theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019).

Nếu quy chế công ty không quy định về vấn đề này, người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động.

Thường xuyên chậm dealine có bị đuổi việc không?

Căn cứ theo Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...

Như vậy, việc thường xuyên chậm deadline theo quy định của pháp luật thì đây là một trong những lý do mà người sử dụng lao động hoàn toàn có thể áp dụng để đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Tuy nhiên, để được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này thì người sử dụng lao động phải ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong công ty.

Đồng thời, chứng minh người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo các tiêu chí đánh giá đã được quy định.

Lưu ý: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Lao động 2019.

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
37,496 lượt xem
Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có văn bản đồng ý của người lao động bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có phải báo trước khi chuyển người lao động làm công việc khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong vòng 30 ngày người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 dành cho bệnh viện chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc thỏa thuận bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tạm ứng để người lao động thực hiện công việc của công ty tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương không đúng hạn cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào