Thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào?
Thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc là gì?
Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì có 02 thủ tục thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Theo đó, có thể hiểu thừa kế đất đai không có di chúc là việc một người thừa kế di sản là đất đai mà người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp
Lúc này việc thừa kế đất đai không có di chúc sẽ tuân thủ theo quy định về thừa kế theo pháp luật, tức là chia theo hàng thừa kế:
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, di sản là đất đai khi không có di chúc sẽ được chia theo hàng thừa kế như sau:
[1] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
[2] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
[3] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần thừa kế ngang nhau
Ngoài ra, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ làm thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc gồm những giấy tờ gì?
Làm thủ tục nhận thừa kế đất đai không có di chúc chính là việc những người thừa kế thỏa thuận về việc chia di sản thừa kế
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
...
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đồng thời tại Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau:
Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
...
Theo đó việc thỏa thuận về nhận di sản thừa kế là đất đai sẽ được lập thành văn bản và có công chứng chứng thực
Hồ sơ để làm thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc gồm những giấy tờ sau:
[1] Phiếu yêu cầu công chứng
[2] Văn bản thỏa thuận về phân chia di sản thừa kế là đất đai của những người được quyền thừa kế
[3] Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với đất đai
[4] Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng
[5] Bản sao giấy tờ khác có liên quan
Thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào?
Theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn thì trình tự các bước thực hiện thừa kế đất đai không có di chúc như sau:
Bước 1: Người thừa kế nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền công chức chứng thực
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng
Bước 3: Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan để hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
Bước 4: Công chứng viên kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Bước 5: Người thừa kế công chứng sẽ đọc lại thỏa thuận và ký xác nhận sau đó tiến hành công chứng
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di chúc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?