Trường hợp nào phải trưng cầu giám định giá tài sản trong tố tụng hình sự?
Trường hợp nào phải trưng cầu giám định giá tài sản trong tố tụng hình sự?
Căn cứ Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trưng cầu giám định:
Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
...
Như vậy, trưng cầu giám định giá tài sản khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trong các trường hợp sau thì ra quyết định trưng cầu giám định:
- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
- Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
- Nguyên nhân chết người;
- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
- Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
- Mức độ ô nhiễm môi trường.
Trường hợp nào phải trưng cầu giám định giá tài sản trong tố tụng hình sự? (Hình từ Internet)
Định giá tài sản trong tố tụng hình sự dựa trên các căn cứ nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định định giá tài sản dựa trên các căn cứ sau:
(1) Đối với tài sản không phải là hàng cấm
- Giá thị trường của tài sản;
- Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định;
- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
- Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có);
- Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.
(2) Đối với tài sản là hàng cấm
- Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;
- Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);
- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
- Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;
- Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
- Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;
- Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này.
Thành phần hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự gồm những ai?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 30/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP quy định thành phần hội đồng định giá tài sản bao gồm:
(1) Hội đồng định giá cấp huyện bao gồm:
- Một lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính là Chủ tịch Hội đồng;
- Một chuyên viên của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính là thành viên thường trực Hội đồng;
- Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên Hội đồng.
(2) Hội đồng định giá cấp tỉnh bao gồm:
- Một lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính là Chủ tịch Hội đồng;
- Một lãnh đạo cấp phòng của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính là thành viên Thường trực Hội đồng;
- Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên Hội đồng.
(3) Hội đồng định giá cấp bộ bao gồm:
- Một lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá là Chủ tịch Hội đồng;
- Một cán bộ cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá là thành viên Thường trực Hội đồng;
- Thành viên Hội đồng bao gồm:
+ Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn có liên quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá;
+ Đại diện các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến tài sản cần định giá (nếu có).
(4) Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
- Một lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật là Chủ tịch Hội đồng;
- Một lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật là thành viên Thường trực của Hội đồng;
- Thành viên Hội đồng bao gồm:
+ Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn có liên quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá tài sản;
+ Đại diện cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài chính liên quan đến tài sản cần định giá (nếu có);
+ Đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến tài sản cần định giá (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?