Hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật gì theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH?

Cho tôi hỏi: Hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật gì theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH?- Câu hỏi của anh Khương (Hà Nội).

Phạm vi điều chỉnh của QCVN 23:2014/BLĐTBXH đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì?

Tại Tiểu mục 1.1 Mục 1 QCVN 23:2014/BLĐTBXH quy định phạm quy điều chỉnh như sau:

(1) QCVN 23:2014/BLĐTBXH quy định các yêu cầu về an toàn, phương pháp thử, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản và sử dụng đối với:

- Dây đỡ cả người được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.

- Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng gồm hai loại thiết bị hấp thụ năng lượng sau:

+ Loại 1 được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 1,8 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 4,0 kN.

+ Loại 2 được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân được lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 4,0 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 6,0 kN. Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.

- Dây cứu sinh tự co, bao gồm cả dây cứu sinh tự co có một thiết bị cứu hoàn chỉnh được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.

- Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.

- Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa được làm từ các vật liệu bằng kim loại được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.

Đối với các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân nêu trên được sử dụng ở điều kiện làm việc đặc biệt (như ở những nơi tồn tại những hạn chế khác thường có liên quan đến việc đi vào nơi làm việc hoặc những yếu tố môi trường đặc biệt), ngoài việc tuân theo các quy định của quy chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định khác có liên quan.

(2) QCVN 23:2014/BLĐTBXH quy định các yêu cầu, các phương pháp thử đối với các hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoàn chỉnh được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg, khi hoạt động, nó sẽ giữ người bị rơi và hạn chế xung lực tối đa là 6 kN.

(3) QCVN 23:2014/BLĐTBXH không áp dụng đối với từng loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống sau:

- Đối với dây đỡ cả người:

+ Dây bụng hoặc dây ngực.

+ Tất cả những kiểu dây khác không được thiết kế để sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân.

+ Những quy định đặc biệt khác cho dây đỡ cả người, sử dụng riêng trong hệ thống điều khiển lên xuống hoặc hệ thống dẫn trong không gian hạn chế.

- Đối với dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng:

+ Hệ thống chống rơi ngã cá nhân kết hợp với dây treo không có thiết bị hấp thụ năng lượng hoặc không có biện pháp tiêu tán năng lượng.

+ Dây treo đặc biệt và thiết bị hấp thụ năng lượng là một tập hợp không thể thiếu đối với các bộ phận của hệ thống chống rơi ngã cá nhân (nghĩa là chỉ có thể tách bằng cách cắt hoặc bằng công cụ đặc biệt)

- Đối với đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt:

+ Các đường ray và dây cứu sinh nghiêng (nghĩa là chúng được lắp đặt sao cho góc tạo thành giữa trục thẳng đứng và dây cứu sinh hoặc đường ray lớn hơn 15° khi nhìn từ hình chiếu cạnh).

+ Các bộ phận được lắp nằm ngang của các đường ray hoặc dây cứu sinh hỗn hợp (nghĩa là các đường ray hoặc dây có cả bộ phận được lắp nằm ngang và thẳng đứng được liên kết với nhau bằng các mối nối).

- Đối với các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa:

+ Các chi tiết liên kết, các khóa chốt, các khóa điều chỉnh và các phụ kiện bằng kim loại khác được sử dụng trong sản xuất các dây đỡ cả người được quy định trong TCVN 7802-6: 2008 (ISO 10333-6) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Các phép thử tính năng của hệ thống.

+ Các bộ phận nối được sử dụng cho mục đích nâng vật liệu.

+ Các bộ phận nối được sử dụng trong các tình huống đặc biệt, chẳng hạn để giải cứu hoặc dẫn dây.

- Hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoàn chỉnh:

+ Hệ thống chống rơi ngã cá nhân có sử dụng dây lưng hoặc dây ngực là bộ phận giữ người duy nhất.

+ Hệ thống chống rơi ngã cá nhân kết hợp với các dây treo mà không có các thiết bị hấp thụ năng lượng hoặc các biện pháp tiêu tán năng lượng.

+ Các hệ thống phụ và các bộ phận không thuộc phạm vi áp dụng của bộ tiêu chuẩn TCVN 7802.

+ Thiết bị được sử dụng với mục đích nâng vật liệu.

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật gì theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH?

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật gì theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH? (Hình từ Internet)

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật gì theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH?

Tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2014/BLĐTBXH có quy định đối với từng loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật sau:

- Dây đỡ cả người phải đạt được các yêu cầu theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333-1) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây đỡ cả người.

- Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333-2) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng.

- Dây cứu sinh tự co phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4 và mục 5, được thử nghiệm theo quy định tại mục 6 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 7 của TCVN 7802- 3:2007 (ISO 10333-3) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây cứu sinh tự co.

- Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802- 4:2008 (ISO 10333-4) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt.

- Các bộ phận nối cổng tự đóng và tự khóa phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-5:2008 (ISO 10333-5) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa.

- Hệ thống chống rơi ngã cá nhân hoàn chỉnh phải tuân theo các yêu cầu được quy định tại mục 4, mục 5 và mục 6 của TCVN 7802-6:2008 (ISO 10333-6) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Các phép thử tính năng của hệ thống.

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân được thử tính năng theo tiêu chuẩn TCVN 7802-6:2008 bao nhiêu lần?

Tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2014/BLĐTBXH có quy định về quản lý đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân như sau:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.4. Quản lý Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân trong quá trình sử dụng
3.4.1. Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải được bảo quản và sử dụng theo các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.2. Sử dụng các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.3. Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải được thử nghiệm định kỳ tương ứng với từng loại được nêu trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7802 và thử tính năng của hệ thống theo tiêu chuẩn TCVN 7802-6:2008 (ISO 10333-6) ít nhất 01 lần trong 6 tháng. Việc thử nghiệm định kỳ do các tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện.
Sau mỗi lần thử nghiệm phải có biên bản ghi lại kết quả thử nghiệm và thời hạn thử nghiệm tiếp theo đối với sản phẩm đạt yêu cầu. Không sử dụng các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân nếu kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.
3.4.4. Người sử dụng phải căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất. Xây dựng nội dung kiểm tra tính năng của các cơ cấu, bộ phận của hệ thống chống rơi ngã cá nhân trước khi sử dụng hàng ngày. Hướng dẫn phải được phổ biến cho người lao động và treo ở vị trí thuận lợi cho người lao động tự kiểm tra.
3.4.5. Trước khi sử dụng hệ thống chống rơi ngã cá nhân, người lao động phải tự kiểm tra theo hướng dẫn đã được niêm yết tại nơi làm việc.
3.4.6. Việc tự kiểm tra khi sử dụng hệ thống chống rơi ngã cá nhân hàng ngày phải được giám sát và có sổ ghi lại kết quả.

Như vậy, hệ thống chống rơi ngã cá nhân được thử tính năng theo tiêu chuẩn TCVN 7802-6:2008 tối thiểu ít nhất 6 tháng 1 lần.

Việc thử nghiệm định kỳ do các tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào