Luật hòa giải mới nhất 2023 là luật nào? Văn bản nào hướng dẫn Luật Hòa giải?
Luật hòa giải mới nhất 2023?
Ngày 20/06/2013, Quốc hội ban hành Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ sở; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 gồm 33 Điều trong 5 Chương có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Đến tháng 11/2023, chưa có văn bản nào được ban hành nhằm thay thế cho Luật Hòa giải ở cơ sở 2013. Như vậy, trong năm 2023, Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 vẫn có hiệu lực và được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Luật hòa giải mới nhất 2023 là luật nào? Văn bản nào hướng dẫn Luật Hòa giải? (Hình từ Internet)
Văn bản nào hướng dẫn Luật Hòa giải ở cơ sở 2013?
Dưới đây là các văn bản hướng dẫn Luật Hòa giải ở cơ sở 2013
Văn bản bị thay thế | |
Văn bản được căn cứ | Nghị quyết 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành |
Văn bản liên quan cùng nội dung | Chỉ thị 03/CT-BTP năm 2011 về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 06/2008/QĐ-BTP về biểu mẫu thống kê về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành |
Văn bản hướng dẫn | Quyết định 4077/QĐ-BTP năm 2014 ban hành chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cơ sở cho hòa giải viên do Bộ Tư pháp ban hành Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị định 15/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật hòa giải ở cơ sở |
Hòa giải viên có nghĩa vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định quyền của hòa giải viên:
Quyền của hòa giải viên
1. Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
2. Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.
3. Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.
4. Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
...
Căn cứ Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định nghĩa nghĩa của hòa giải viên:
Nghĩa vụ của hòa giải viên
1. Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật này.
3. Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
...
Như vậy, hòa giải viên có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:
(1) Quyền của hòa giải viên
- Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.
- Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.
- Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
- Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
- Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.
(2) Nghĩa vụ của hòa giải viên
- Thực hiện hòa giải khi có căn cứ sau:
+ Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
+ Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
+ Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013
- Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
- Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
- Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?