Có được chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp 1 sang bằng thạc sĩ y học không?
Có được chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp I sang bằng thạc sĩ y học không?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 3 Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT_BYT người có bằng chuyên khoa cấp 1 muốn học chuyển đổi lấy bằng thạc sĩ y học, thạc sĩ dược học, phải đáp ứng các điều kiện sau:
Chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp I sang bằng thạc sĩ y học, thạc sĩ dược học.
- Chuyên ngành của bằng chuyên khoa cấp I phù hợp với chuyên ngành của bằng thạc sĩ y học, thạc sĩ dược học muốn chuyển đổi.
- Có công văn cử đi học chuyển đổi của cơ quan quản lý nhân lực.
- Dự thi đạt yêu cầu môn cơ bản, ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ hàng năm của cơ sở đào tạo sau đại học có chuyên ngành đào tạo thạc sĩ tương ứng và được cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận là học viên cao học.
- Hoàn thành các môn học còn thiếu thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ và bảo vệ thành công luận văn theo Quy chế đào tạo sau đại học hiện hành. Chương trình các môn học bổ sung cho từng chuyên ngành đào tạo do cơ sở đào tạo xây dựng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y.
Như vậy, hiện nay pháp luật cho phép chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp 1 sang bằng thạc sĩ y học.
Người có bằng chuyên khoa cấp 1 muốn học chuyển đổi lấy bằng thạc sĩ y học cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Chuyên ngành của bằng chuyên khoa cấp 1 phù hợp với chuyên ngành của bằng thạc sĩ y học muốn chuyển đổi.
- Có công văn cử đi học chuyển đổi của cơ quan quản lý nhân lực.
- Dự thi đạt yêu cầu môn cơ bản, ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ hàng năm của cơ sở đào tạo sau đại học có chuyên ngành đào tạo thạc sĩ tương ứng và được cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận là học viên cao học.
- Hoàn thành các môn học còn thiếu thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ và bảo vệ thành công luận văn theo Quy chế đào tạo sau đại học hiện hành. Chương trình các môn học bổ sung cho từng chuyên ngành đào tạo do cơ sở đào tạo xây dựng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y.
Có được chuyển đổi từ bằng chuyên khoa cấp 1 sang bằng thạc sĩ y học không? (Hình từ Internet)
Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 trong lĩnh vực y tế chỉ được cấp khi nào?
Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 trong lĩnh vực y tế được quy định tại Điều 9 Quy chế cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT như sau:
Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện chỉ được cấp sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp và viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung ghi trong bằng có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu nổi.
Như vậy theo quy định, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 trong lĩnh vực y tế chỉ được cấp sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp và viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung ghi trong bằng có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu nổi.
Ai có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 trong lĩnh vực y tế?
Thẩm quyền cấp Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 được quy định tại Điều 6 Quy chế cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT như sau:
Thẩm quyền cấp bằng
Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện do Hiệu trưởng các trường đại học Y - Dược được phép đào tạo cấp cho người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa đạt yêu cầu và có Quyết định công nhận tốt nghiệp
Như vậy, theo quy định, Hiệu trưởng các trường đại học Y - Dược được phép đào tạo có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 trong lĩnh vực y tế cho người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa đạt yêu cầu và có Quyết định công nhận tốt nghiệp.
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với bác sĩ hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
1. Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tôn trọng quyền của người bệnh.
6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Như vậy, bác sĩ phải có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, cụ thể như sau:
- Phải tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Phải hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế;
- Phải thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình;
- Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
- Phải tôn trọng quyền của người bệnh;
- Phải trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?