Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng không?

Cho hỏi: Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng không? Được xử phạt tại chỗ người điều khiển xe máy mà không cần lập biên bản không? Anh An (Long An)

Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cấm CSGT đuổi theo người vi phạm giao thông.

Đồng thời, theo Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc khi CSGT tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ như sau:

Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
1. Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.
3. Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trong đó, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật (tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Do đó, quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông là không có căn cứ. Tuy nhiên, việc dừng phương tiện của CSGT phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- An toàn, đúng quy định của pháp luật;

- Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

- Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng không?

Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng không? (Hình từ Internet)

Cảnh sát giao thông có thể tự ý ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe người đang tham gia giao thông không?

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:

Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
...

Như vậy, theo quy định trên thì cảnh sát giao thông không thể tự ý ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe người đang tham gia giao thông mà phải có một trong các căn cứ sau đây:

[1] Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

[2] Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

[3] Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

Đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

[4] Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cảnh sát giao thông được xử phạt tại chỗ người điều khiển xe máy mà không cần lập biên bản trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định việc cảnh sát giao thông được xử phạt tại chỗ người điều khiển xe máy mà không cần lập biên bản trong trường hợp sau đây:

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

- Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

- Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

- Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

- Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

- Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

- Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

- Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau.

- Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

- Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

- Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

- Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

- Không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

- Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

- Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

- Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe.

- Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức theo khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trân trọng!

Cảnh sát giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng Cảnh sát giao thông cấp biển số cho những loại xe nào? Hồ sơ đăng ký xe lần đầu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được dừng xe xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực trấn áp người vi phạm giao thông không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe chở hàng để hóa chất để rơi vãi xuống đường bị phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi xe ô tô vào lúc mấy giờ thì bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông có được xử phạt qua hình ảnh, video trên mạng xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát mặc thường phục có được trực tiếp xử lý vi phạm nồng độ cồn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát Việt Nam bao gồm những lực lượng nào? Cảnh sát giao thông được sử dụng súng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm khi bị tạm giữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát giao thông
Nguyễn Trần Cao Kỵ
291 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào