Vị trí dán nhãn hàng hóa khi có nhiều đơn vị hàng hóa nhỏ được đóng gói trong hộp lớn như thế nào?
Vị trí dán nhãn khi có nhiều đơn vị hàng hóa nhỏ được đóng gói trong hộp lớn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định về vị trí dán nhãn hàng hóa cụ thể như sau:
Vị trí nhãn hàng hóa
....
2. Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài
a) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.
b) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.
Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong:
- Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp;
- Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong;
- Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó.
....
Thông qua quy định trên, vị trí dán nhãn hàng hóa khi có nhiều đơn vị hàng hóa nhỏ được đóng gói trong hộp lớn được hướng dẫn như sau:
[1] Trường hợp không bán riêng lẻ đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải dán nhãn hàng hóa bên bao bì ngoài hộp lớn.
[2] Trường hợp tách bán riêng lẻ đơn vị hàng hóa nhỏ trong hộp lớn thì phải dán nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài hộp lớn và bao bì trực tiếp của đơn vị hàng hóa nhỏ.
Vị trí dán nhãn hàng hóa khi có nhiều đơn vị hàng hóa nhỏ được đóng gói trong hộp lớn như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa là ngôn ngữ gì?
Theo quy định Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, ngôn ngữ thể hiện nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước.
- Thuộc trường hợp được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt.
+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc.
+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa.
+ Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.
Bên cạnh đó, đối với các nội dung không bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
*Chú thích: Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm:
- Tên hàng hóa.
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan.
Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa bao gồm những nội dung như sau:
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
- Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
- Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?