Hồ sơ sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng gồm có những tài liệu gì?
Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp tối đa mấy bản?
Tại Điều 11 Nghị định 79/2023/NĐ-CP có quy định về cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng như sau:
Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trường hợp giống đăng ký bảo hộ được thực hiện khảo nghiệm DUS theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định này, tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm nộp bản chính Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm DUS.
...
3. Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp 01 bản.
Như vậy, Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp 01 bản.
Hồ sơ sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng gồm có những tài liệu gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng gồm có những tài liệu gì?
Tại Điều 12 Nghị định 79/2023/NĐ-CP có quy định về sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng như sau:
Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ có yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao có chứng thực Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc sai sót liên quan đến tên, địa chỉ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ.
c) Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp Bằng bị mất).
2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ.
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng, cấp lại Bằng cho người đăng ký, đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định. Bằng bảo hộ giống cây trồng sửa đổi, cấp lại phải được giữ nguyên số Bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của Bằng bảo hộ.
b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ và nêu rõ lý do.
Như vậy, hồ sơ sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng gồm có:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng.
- Bản sao có chứng thực Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc sai sót liên quan đến tên, địa chỉ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ.
- Bản chính Bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp Bằng bị mất).
Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp sau:
- Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng ký đứng tên, trừ trường hợp quyền đối với giống cây trồng được chuyển lại cho người có quyền đăng ký;
- Giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện về tính mới hoặc tính khác biệt tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;
- Giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất hoặc tính ổn định trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký thực hiện.
Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực bao nhiêu năm?
Tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bởi khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng như sau:
Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
3. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật này.
Như vậy, bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?