-
Tìm hiểu Pháp luật
-
Chính trị
-
Hiến pháp
-
Văn bản pháp luật
-
Dân tộc
-
Tài sản
-
Chính sách dân số
-
Khoa học và công nghệ
-
Chủ quyền quốc gia
-
Quyền dân sự
-
Hoạt động nghệ thuật
-
Thể dục thể thao
-
Môi trường pháp lý
-
Khám phá thế giới

GDP và GNP là gì? Phân biệt GDP và GNP như thế nào?
GDP và GNP là gì?
GDP và GNP là 2 thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và có nhiều người chưa hiểu được GDP và GNP là gì. Sau đây là một số nội dung tham khảo về GDP và GNP:
[1] GDP là gì:
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm trong nước, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
[2] GNP là gì:
GNP là viết tắt của Gross National Product, nghĩa là Tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, được sử dụng để đo lường quy mô và sức mạnh của một nền kinh tế.
GNP được tính bằng tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một năm nhất định. Hàng hóa và dịch vụ này bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi người dân của quốc gia đó, cũng như hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi các công ty nước ngoài trong lãnh thổ của quốc gia đó.
GDP và GNP là gì? Phân biệt GDP và GNP như thế nào? (Hình từ Internet)
Phân biệt GDP và GNP như thế nào?
Sau đây là sự so sánh phân biệt giữa GDP và GNP có thể tham khảo;
Tiêu chí so sánh | GNP | GDP |
Tên đầy đủ | Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia | Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội |
Định nghĩa | Tổng giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà công dân của một đất nước làm ra ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia | Tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định |
Phạm vi | GNP bao gồm tổng sản lượng quốc gia, tính cả trong nước và ngoài nước, miễn là do công dân nước đó tạo ra | GDP bao gồm tổng giá trị của các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia đó tạo ra |
Cách tính | Có thể được tính theo ba phương pháp tương tự như GDP | Có thể được tính theo ba phương pháp: giá trị gia tăng, thu nhập và chi tiêu. |
Ý nghĩa | GNP là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của quốc gia đó sản xuất được vì có bao gồm GDP và phần tài sản từ nước ngoài | GDP là thước đo về số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra của người dân trong quốc gia đó |
Ứng dụng | GNP được ngân hàng thế giới sử dụng để đưa ra các ước tính về nền kinh tế của các quốc gia | GDP được quốc gia sử dụng để tính toán tốc độ tăng trưởng hàng năm |
Phạm vi tính toán | Tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi người dân của một quốc gia trong một năm nhất định, bất kể sản xuất ở trong hay ngoài lãnh thổ của quốc gia đó. | Tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong lãnh thổ của một quốc gia trong một năm nhất định. |
Nguồn gốc thu nhập | Thu nhập của người dân của một quốc gia, bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, tiền thuê đất và lãi suất, thu nhập từ tài sản ở nước ngoài. | Thu nhập của các yếu tố sản xuất trong lãnh thổ của một quốc gia, bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, tiền thuê đất và lãi suất. |
Hạn chế | Không tính đến chất lượng của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Không tính đến các vấn đề môi trường và xã hội. | Không tính đến chất lượng của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Không tính đến các vấn đề môi trường và xã hội. |
Mục tiêu GDP cho bảo đảm an toàn nợ công đến năm 2025 là bao nhiêu?
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 23/2021/QH15 quy định về mục tiêu cụ thể về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 như sau:
Mục tiêu cụ thể
...
Bảo đảm an toàn nợ công với các mục tiêu:
a) Trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP; ngưỡng cảnh báo là 55% GDP;
b) Trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
c) Trần nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
d) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) không quá 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Theo đó, mục tiêu với chỉ số GDP để bảo đảm an toàn nợ công như sau:
- Trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP; ngưỡng cảnh báo là 55% GDP;
- Trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
- Trần nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP
Trân trọng!

Chu Tường Vy
- Tiền lì xì có được xem là tài sản riêng của con không?
- 55 quốc gia miễn thị thực cho Việt Nam là những quốc gia nào?
- Hành vi khai thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào thì bị phạt cảnh cáo?
- Nhận cầm cố tài sản không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu hợp đồng thuê xe vận chuyển mới nhất năm 2024?