Công thức định giá doanh nghiệp mới nhất 2024?
Công thức định giá doanh nghiệp mới nhất 2024?
Theo quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 - Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC, tương ứng với mỗi phương pháp định giá doanh nghiệp thì công thức định giá doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Hiện nay có 06 phương pháp định giá doanh nghiệp gồm:
- Phương pháp tỷ số bình quân.
- Phương pháp giá giao dịch.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp.
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.
Cho nên cũng sẽ có 06 công thức định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, bài viết sẽ đề cập đến nhưng phương pháp định giá phổ biến cụ thể như:
[1] Phương pháp tỷ số bình quân:
Dùng để ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh. Doanh nghiệp so sánh là doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Tương tự với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính.
- Có thông tin về giá cổ phần được giao dịch thành công trên thị trường tại thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
Công thức định giá doanh nghiệp như sau:
*Trong đó:
+ Giá trị các khoản nợ có chi phí sử dụng vốn, giá trị cổ phần ưu đãi, lợi ích của cổ đông không kiểm soát, giá trị tiền và các khoản tương đương tiền được xác định theo giá trị sổ sách kế toán. Trong trường hợp không có đủ thông tin để xác định giá trị các khoản nợ có chi phí sử dụng vốn thì được lấy theo giá trị các khoản vay và nợ thuê tài chính.
+ Trường hợp doanh nghiệp có phát hành chứng khoán chuyển đổi, chứng khoán quyền chọn, thẩm định viên đánh giá, xem xét việc chuyển đổi các chứng khoán này sang cổ phần thường nếu phù hợp khi xác định vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.
- EBITDA của doanh nghiệp so sánh không bao gồm các khoản thu nhập từ tiền và các khoản tương đương tiền và không bao gồm các khoản thu nhập, chi phí phát sinh từ tài sản phi hoạt động.
[2] Phương pháp giá giao dịch:
Dùng để ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá được tính theo giá bình quân theo khối lượng giao dịch của ít nhất 03 giao dịch thành công của việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần gần nhất trước với thời điểm thẩm định giá.
[3] Phương pháp tài sản:
Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá | = | Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp cần thẩm định giá | - | Giá trị các khoản nợ phải trả |
Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp cần thẩm định giá | = | Tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá | + | Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá |
Công thức định giá doanh nghiệp mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Giá trị doanh nghiệp là gì?
Giá trị doanh nghiệp là giá trị tổng hợp của tất cả các tài sản hữu hình và vô hình của một doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên các yếu tố tài sản, thu nhập, dòng tiền và rủi ro của doanh nghiệp. Trong đó:
- Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là giá trị doanh nghiệp đang hoạt động với giả thiết doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động sau thời điểm thẩm định giá.
- Giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn là giá trị doanh nghiệp đang hoạt động với giả thiết tuổi đời của doanh nghiệp là hữu hạn do doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hoạt động sau một thời điểm được xác định trong tương lai.
- Giá trị doanh nghiệp thanh lý là giá trị doanh nghiệp với giả thiết các tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán riêng lẻ và doanh nghiệp sẽ sớm chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá.
Cơ sở giá trị của doanh nghiệp được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục 2 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 - Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BTC, cơ sở giá trị của doanh nghiệp được xác định trên các cơ sở sau:
- Mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý.
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá,
- Yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá.
- Quy định của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?