Chủ thể nào có thẩm quyền thông qua luật đất đai sửa đổi mới nhất?
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay gồm những văn bản nào?
Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp:
[1] Hiến pháp.
[2] Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
[3] Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
[4] Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
[5] Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
[6] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
[7] Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
[8] Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
[9] Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
[10] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
[11] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
[12] Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
[13] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
[14] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
[15] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
[16] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chủ thể nào có thẩm quyền thông qua luật đất đai sửa đổi mới nhất? (Hình từ Internet)
Chủ thể nào có thẩm quyền thông qua Luật Đất đai sửa đổi mới nhất?
Theo Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về làm luật và sửa đổi luật như sau:
Làm luật và sửa đổi luật
1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.
Có thể thấy, Quốc hội có nhiệm vụ thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thông qua Luật đất đai sửa đổi là Quốc hội
Dự kiến thông qua Luật Đất đai sửa đổi vào chiều ngày 29/11/2023?
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 sẽ tiến hành theo 02 đợt:
- Đợt 1 (15 ngày): từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023;
- Đợt 2 (7 ngày): từ ngày 20/11 đến ngày 29/11/2023.
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật bao gồm:
[1] Luật Đất đai (sửa đổi);
[2] Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
[3] Luật Nhà ở (sửa đổi);
[4] Luật Viễn thông (sửa đổi);
[5] Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
[6] Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
[7] Luật Căn cước công dân (sửa đổi);
[8] Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
[9] Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Theo Dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 thì chiều ngày 29/11/2023, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai sửa đổi.
Mục đích Quốc hội ban hành luật để làm gì?
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về luật, nghị quyết của Quốc hội như sau:
Quốc hội ban hành luật để quy định:
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
- Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
- Quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Chính sách cơ bản về đối ngoại;
- Trưng cầu ý dân;
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?