Ai là người được tăng mức hưởng bảo hiểm y tế mà không cần cấp đổi thẻ?
Ai là người được tăng mức hưởng bảo hiểm y tế mà không cần cấp đổi thẻ?
Căn cứ theo Mục 1 Công văn 6394/BHXH-TST năm 2023 thực hiện Nghị định 75/2023/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định về người được tăng mức hưởng bảo hiểm y tế mà không cần cấp đổi thẻ như sau:
1. Đối với trường hợp chuyển đổi mã mức hưởng BHYT theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP: cơ quan BHXH đã tự động cập nhật dữ liệu mã hưởng BHYT nhưng không cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia. Người tham gia sử dụng ứng dụng VSSID để kiểm tra quyền lợi BHYT được hưởng theo quy định trên và sử dụng thẻ BHYT cũ hoặc CCCD có gắn chip để đi khám, chữa bệnh, cụ thể:
- Đổi mã mức hưởng BHYT từ 80% sang 100% đối với người tham gia kháng chiến và bảo vệ tổ quốc (có mã đối tượng là KC) quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP .
- Đổi mã mức hưởng BHYT từ 80% sang 95% đối với người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình (có mã đối tượng PV_ quy định tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 146/2028/NĐ-CP.
Theo đó, những trường hợp được điều chỉnh tăng mức hưởng BHYT (từ 80% lên 95% và 100%) theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP (gồm: người tham gia kháng chiến; người phục vụ người có công) thì cơ quan BHXH sẽ tự động cập nhật mã mức hưởng mới trên hệ thống mà không cấp lại thẻ BHYT.
Người tham gia sử dụng ứng dụng VSSID để kiểm tra quyền lợi BHYT được hưởng theo quy định mới và sử dụng thẻ BHYT cũ hoặc CCCD có gắn chip để đi khám chữa bệnh.
Ai là người được tăng mức hưởng bảo hiểm y tế mà không cần cấp đổi thẻ? (Hình từ Internet)
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành phải có những thông tin gì?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành phải có những thông tin sau đây:
[1] Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm:
- Họ và tên;
- Giới tính;
- Ngày tháng năm sinh;
- Địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
[2] Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
[3] Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
[4] Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
[5] Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
[6] Ảnh của người tham bảo hiểm y tế (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế không có giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc
Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, sinh viên, hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
Khi ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lần đầu phải chuẩn bị những hồ sơ gì?
Theo Điều 16 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
Hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh lần đầu, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;
d) Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).
2. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm hoàn thành việc ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới.
Theo đó, khi ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lần đầu phải chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
- Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám chữa bệnh;
- Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;
- Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?