Quy định kê đơn thuốc sau điều trị nội trú cho người bệnh BHYT năm 2023 như thế nào?

Cho tôi hỏi Kê đơn thuốc sau điều trị nội trú đối với người bệnh BHYT? (Câu hỏi của chị Thanh - Cần Thơ)

Quy định kê đơn thuốc sau điều trị nội trú cho người bệnh BHYT năm 2023 như thế nào?

Căn cứ theo Công văn 5351/BYT-BH năm 2009 hướng dẫn kê đơn thuốc sau điều trị nội trú đối với người bệnh BHYT cụ thể như sau:

Việc kê đơn thuốc sau khi điều trị nội trú được áp dụng như sau:
- Trường hợp người bệnh ra viện, nhưng vẫn cần phải tiếp tục sử dụng thuốc để duy trì, đảm bảo hiệu quả điều trị, bác sĩ điều trị được kê đơn thuốc không quá 05 (năm) ngày. Đơn thuốc được viết làm 02 liên. Người bệnh giữ 01 liên và nhận thuốc tại khoa Dược (quầy cấp phát lẻ). Khoa Dược có trách nhiệm lưu 01 liên, chuyển khoa điều trị để tổng hợp. Chi phí thuốc được thống kê vào chi phí điều trị nội trú.
- Trường hợp sau điều trị nội trú đợt cấp tính của các bệnh mạn tính, bệnh cần điều trị dài ngày, bệnh viện hướng dẫn người bệnh đăng ký điều trị ngoại trú tại bệnh viện hoặc chuyển người bệnh về cơ sở nơi người bệnh được giới thiệu đến hoặc nơi người bệnh đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu. Điều trị ngoại trú thực hiện theo quy chế điều trị ngoại trú (Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế bệnh viện) và quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
....

Như vậy, kê đơn thuốc sau điều trị nội trú cho người bệnh BHYT năm 2023 được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

[1] Người bệnh ra viện, nhưng vẫn cần phải tiếp tục sử dụng thuốc để duy trì, đảm bảo hiệu quả điều trị.

- Việc đơn kê đơn thuốc không được quá 05 ngày.

- Đơn thuốc được viết làm 02 liên. Người bệnh giữ 01 liên và nhận thuốc tại khoa Dược Khoa Dược có trách nhiệm lưu 01 liên, chuyển khoa điều trị để tổng hợp. -

- Chi phí thuốc được thống kê vào chi phí điều trị nội trú.

[2] Đối với các bệnh mạn tính, bệnh cần điều trị dài ngày sau điều trị nội trú đợt cấp tính.

- Người bệnh đăng ký điều trị ngoại trú hoặc chuyển người bệnh về cơ sở nơi người bệnh được giới thiệu đến hoặc nơi người bệnh đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu theo hướng dẫn của bệnh viện.

- Việc kê đơn thuốc trong trường hợp này được thực hiện theo Thông tư 52/2017/TT-BYT.

Quy định kê đơn thuốc sau điều trị nội trú cho người bệnh BHYT năm 2023 như thế nào?

Quy định kê đơn thuốc sau điều trị nội trú cho người bệnh BHYT năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho người bệnh theo hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 52/2017/TT-BYT, việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho người bệnh theo hình thức như sau:

[1] Đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh:

- Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh ủa người bệnh theo mẫu Sổ khám bệnh và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tải mẫu Sổ khám bệnh tại đây. Tải về.

[2] Đối với người bệnh điều trị ngoại trú:

- Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh.

[3] Đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:

- Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 đến đủ 07 ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh.

- Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 ngày thì xử lý theo 01 trong các hình thức như sau:

+ Kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh.

+ Chuyển tuyến về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.

[4] Kê đơn thuốc gây nghiện được thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư 52/2017/TT-BYT.

Nội dung kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho người bệnh phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 52/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BYT, nội dung kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho người bệnh phải đảm bảo các yêu cầu chung như sau:

[1] Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh.

[2] Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

[3] Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.

[4] Kê đơn thuốc theo quy định như sau:

- Thuốc có một hoạt chất: Theo tên chung quốc tế (INN, generic);

Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol 500mg.

- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).

Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.

- Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.

[5] Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.

[6] Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.

[7] Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.

[8] Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sữa.

[9] Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

Trân trọng!

Hưởng bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hưởng bảo hiểm y tế
Hỏi đáp pháp luật
Quỹ bảo hiểm y tế chi trả những gì khi người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng Bảo hiểm y tế số 4 năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người được tăng mức hưởng bảo hiểm y tế mà không cần cấp đổi thẻ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi có giấy chuyển tuyến là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định kê đơn thuốc sau điều trị nội trú cho người bệnh BHYT năm 2023 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám thai trong trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?
Hỏi đáp pháp luật
Đặt vòng tránh thai có được hưởng BHYT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế của người lao động làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Đi khám bệnh vào ngày lễ, tết có được BHYT chi trả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
06 trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hưởng bảo hiểm y tế
Dương Thanh Trúc
15,621 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào