Tấn công mạng là gì? Người có hành vi xâm nhập, tấn công mạng máy tính của người khác để xóa bỏ nội dung thông tin bị phạt bao nhiêu tiền?
Tấn công mạng là gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 quy định về tấn công mạng như sau:
Giải thích từ ngữ.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
10. Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Tấn công mạng là gì? Người có hành vi xâm nhập, tấn công mạng máy tính của người khác để xóa bỏ nội dung thông tin bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người có hành vi xâm nhập, tấn công mạng máy tính của người khác để xóa bỏ nội dung thông tin bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;
b) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
c) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;
d) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;
đ) Làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo đó, người có hành vi xâm nhập, tấn công mạng máy tính của người khác để xóa bỏ nội dung thông tin sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trên là của tổ chức. Đối với cá nhân vi phạm mức phạt tiền bằng một nửa tổ chức (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Người có hành vi xâm nhập, tấn công mạng máy tính của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người có hành vi xâm nhập, tấn công mạng máy tính của người khác bị đi tù trong trường hợp sau đây:
[1] Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm.
[2] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm.
[3] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 đến 12 năm:
- Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?