Bệnh thủy đậu có phải bệnh truyền nhiễm không? Bệnh thủy đậu có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế không?

Tôi muốn biết, bệnh thủy đậu có phải bệnh truyền nhiễm không? Câu hỏi của chị Linh Vân - Đồng Nai

Bệnh thủy đậu có phải bệnh truyền nhiễm không? Bệnh thủy đậu có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế không?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 quy định phân loại bệnh truyền nhiễm:

Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
...
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
...

Căn cứ Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế như sau:

Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm:
1. Bệnh bạch hầu.
2. Bệnh ho gà.
3. Bệnh sởi.
4. Bệnh rubella.
5. Bệnh than.
6. Bệnh viêm màng não do não mô cầu.
7. Bệnh tay chân miệng.
8. Bệnh thủy đậu.
9. Bệnh quai bị.

Theo quy định trên, bệnh thủy đậu thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B gây nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Vì vậy, người mắc bệnh thủy đậu phải được tổ chức cách ly y tế.

Bệnh thủy đậu có phải bệnh truyền nhiễm không? Bệnh thủy đậu có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế không?

Bệnh thủy đậu có phải bệnh truyền nhiễm không? Bệnh thủy đậu có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:

Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

Như vậy, nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm được quy định như sau:

(1) Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

(2) Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

(3) Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

(4) Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Theo đó, chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm được quy định như sau:

Thứ nhất: Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.

Thứ hai: Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.

Thứ ba: Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Thứ tư: Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.

Thứ năm: Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu: Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Thứ bảy: Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

Trân trọng!

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh truyền nhiễm
Hỏi đáp Pháp luật
Cộng hòa Dân chủ Congo là ở đâu? Ca bệnh đậu mùa trên khỉ đầu tiên được xác định tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh sởi có phải là bệnh truyền nhiễm không? Bệnh sởi lây qua đường nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu nhóm bệnh truyền nhiễm? Danh mục bệnh truyền nhiễm chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm phải báo cáo hiện nay theo Thông tư 54?
Hỏi đáp Pháp luật
Viêm gan E lây qua đường nào? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan E do Bộ Y tế hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ mấy tuổi? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Y tế hướng dẫn 06 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc xin từ ngày 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Che giấu, không khai báo hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng từ ngày 01/08/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh truyền nhiễm
Nguyễn Thị Hiền
860 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào