Quy định thử hệ thống xử lý nước thải trên tàu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT?

Cho tôi hỏi quy định về thử hệ thống xử lý nước thải trên tàu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT về hệ thống xử lý nước thải trên tàu?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT về hệ thống xử lý nước thải trên tàu được ban hành kèm theo Thông tư 53/2018/TT-BGTVT ngày 28/10/2018

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT quy định các yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra và thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải sử dụng trên tàu được trang bị phù hợp với quy định về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.

Quy chuẩn yêu cầu về tổng lượng ni-tơ và phốt pho chỉ áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải được lắp đặt trên tàu khách hoạt động trong các vùng biển đặc biệt và có dự định xả nước thải ra biển.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến hệ thống xử lý nước thải thuộc phạm vi điều chỉnh theo quy định là Cục Đăng kiểm Việt Nam, các cơ sở chế tạo, lắp đặt và sử dụng hệ thống xử lý nước thải trên tàu.

Quy định thử hệ thống xử lý nước thải trên tàu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT?

Quy định thử hệ thống xử lý nước thải trên tàu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn nước thải đầu vào theo quy định thử hệ thống xử lý nước thải trên tàu?

Theo tiết 3.2.1 Tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT quy định về thử hệ thống xử lý nước thải như sau:

[1] Khi hệ thống xử lý nước thải được thử trên bờ, nước thải đầu vào chưa qua xử lý chứa phân tươi, nước tiểu, giấy vệ sinh, nước xả và các chất cặn chủ yếu trong nước thải, được thêm vào cho mục đích thử nghiệm để đạt được tổng lượng chất rắn lơ lửng nhỏ nhất tương ứng số lượng người và tải thủy lực mà hệ thống xử lý nước thải được chứng nhận.

Việc thử phải lưu ý đến kiểu hệ thống xả vệ sinh và có thể thêm nước hoặc nước xám vào nước thải trước khi xử lý. Trong mọi trường hợp tổng lượng chất rắn lơ lửng của nước thải đầu vào không được nhỏ hơn 500 mg/l.

[2] Khi hệ thống xử lý nước thải được thử trên tàu, nước thải đầu vào có thể là nước thải phát sinh trên tàu ở điều kiện hoạt động bình thường. Trong mọi trường hợp tổng lượng trung bình chất rắn lơ lửng của nước thải đầu vào không được nhỏ hơn 500 mg/l.

[3] Nước thải đầu vào phải được đánh giá độc lập mà không có sự tham gia của bất kỳ hỗn hợp chất lỏng hồi chuyển, nước rửa, hoặc nước hoàn lưu..., được tạo ra từ chính hệ thống xử lý nước thải.

Quy định về thử môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải như thế nào?

Theo tiết 3.2.7 Tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT quy định về thử môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải như sau:

Hệ thống phải hoạt động thỏa mãn khi hoàn thành các phép thử môi trường hoạt động như nêu dưới đây:

[1] Thử rung động

- Phải xác định được điểm cộng hưởng khi thực hiện thử ở dải tần số dao động và biên độ như dưới đây. Phải tiến hành thử ở 3 mặt phẳng vuông góc ở tần số và biên độ đủ thấp để cho phép phát hiện cộng hưởng.

+ 2 đến 13,2 Hz với biên độ ± 1 mm;

+ 13,2 đến 80 Hz với gia tốc ± 0,7g.

- Hệ thống phải được làm rung động trên các mặt phẳng nói trên ở mỗi tần số cộng hưởng nguy hiểm trong thời gian 2 giờ;

- Khi không có tần số cộng hưởng, thì hệ thống phải được làm rung động tại mỗi mặt phẳng ở tần số 30 Hz với gia tốc ± 0,7g trong thời gian 2 giờ;

- Sau khi hoàn thành việc thử như nêu ở (2) hoặc (3), tiến hành xác định lại điểm cộng hưởng và phải không có sự thay đổi đáng kể trong mô hình thử rung động.

[2] Thử nhiệt độ

- Hệ thống được lắp đặt ở không gian kín được kiểm soát về phương diện môi trường bao gồm cả buồng máy thì phải chịu các điều kiện thử như nêu dưới đây trong thời gian không ít hơn 2 giờ:

+ Thử nhiệt độ thấp ở 0 °C;

+ Thử nhiệt độ cao ở 55 °C.

- Ở cuối đợt thử đề cập ở trên, hệ thống phải được đóng mạch và hoạt động bình thường ở mỗi điều kiện thử tương ứng.

[3] Thử độ ẩm

Phải để hệ thống ở trạng thái ngắt mạch nguồn trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 55 °C trong môi trường tự nhiên với độ ẩm tương đối 90%.

Ở cuối khoảng thời gian trên, hệ thống phải được đóng mạch và phải hoạt động thỏa mãn trong thời gian 1 giờ ở điều kiện thử.

[4] Thử nghiêng lắc

Hệ thống phải hoạt động tốt khi tàu bị nghiêng ở bất kỳ bên nào với góc nghiêng tĩnh là 15° và góc nghiêng động là 22,5° và/hoặc đồng thời chúi mũi hoặc chúi đuôi 7,5°.

Các sai khác so với góc nêu trên có thể được chấp nhận khi xem xét tới kiểu, kích thước và điều kiện làm việc của tàu cũng như chức năng hoạt động của hệ thống. Bất kỳ sự cho phép sai khác nào phải được ghi vào Giấy chứng nhận.

[5] Độ tin cậy của thiết bị điện và điện tử

Các thiết bị điện và điện tử của thiết bị phải được đảm bảo chất lượng bởi cơ sở chế tạo và thích hợp với mục đích sử dụng của chúng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào