Thứ tự thu nợ quá hạn theo Thông tư 39 được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi thứ tự thu nợ quá hạn theo Thông tư 39 được thực hiện như thế nào? Trường hợp nào thì khách hàng bị chuyển nợ quá hạn? (Câu hỏi của chị Mai - Cần Thơ)

Thứ tự thu nợ quá hạn theo Thông tư 39 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Công văn 8631/NHNN-CSTT năm 2023 hướng dẫn về thứ tự thu nợ gốc lãi tiền vay như sau:

Thứ tự thu nợ gốc lãi tiền vay
Câu hỏi 9: Nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là khoản lãi phải trả phát sinh trên dư nợ gốc bị quá hạn của kỳ trả nợ hay là lãi trong hạn của kỳ trả nợ chưa trả? Thứ tự thu các loại lãi trên nợ gốc quá hạn nêu trên?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là các khoản lãi phải trả phát sinh trên dư nợ gốc bị quá hạn của kỳ trả nợ. Thứ tự thu nợ các loại lãi trên nợ gốc quá hạn nêu trên do TCTD và khách hàng thỏa thuận.
Câu hỏi 10: Đối với một khách hàng có nhiều khoản nợ vay quá hạn, TCTD có bắt buộc phải thực hiện ưu tiên thu nợ của khoản vay bị quá hạn xa nhất hay không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung), TCTD và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay; Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) không quy định thứ tự thu nợ các khoản nợ vay khi khách hàng có nhiều khoản nợ vay quá hạn.

Thông qua hướng dẫn Công văn trên, thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay được thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng.

Mặt khác, đối với thứ tự thu nợ đối với các khoản nợ mà khách hàng có nhiều khoản nợ vay quá hạn thì Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng không có quy định điều chỉnh, cho nên nội dung này sẽ thực hiện theo thỏa thuân.

Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 39/2016/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN có quy định thứ tự thu nợ quá hạn trong một số trường hợp dưới đây:

[1] Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ: Tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.

[2] Đối với khoản nợ vay có một hoặc một số kỳ hạn trả nợ bị quá hạn:

Tổ chức tín dụng thực hiện thu nợ theo thứ tự như sau: Thu nợ gốc đã quá hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả, thu nợ gốc đến hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc mà đến hạn chưa trả.

Thứ tự thu nợ quá hạn theo Thông tư 39 được thực hiện như thế nào?

Thứ tự thu nợ quá hạn theo Thông tư 39 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Dự nợ gốc quá hạn bao gồm khoản nào?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
11. Dư nợ gốc bị quá hạn bao gồm:
a) Số dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
b) Số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư này
......

Như vậy, dư nợ gốc quá hạn bao gồm các khoản sau:

- Số dư nợ gốc bị chuyển nợ quá hạn mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận.

- Số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn do khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Trường hợp nào thì khách hàng bị chuyển nợ quá hạn?

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về nợ quá hạn cụ thể như:

Nợ quá hạn
Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.

Thông qua quy định trên, khách hàng bị chuyển nợ quá hạn khi họ không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Việc chuyển nợ quá hạn sẽ thực hiện đối với số dư nợ gốc mà khách hàng chưa trả. Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn nội dung bao gồm:

- Số dư nợ gốc bị quá hạn.

- Thời điểm chuyển nợ quá hạn.

- Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.

Trân trọng!

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
ACB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng ACB nằm ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sacombank là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng Sacombank ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
MB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng MB ở tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng LPBank là ngân hàng gì? Hoạt động ngân hàng của ngân hàng LPBank gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
VDB là ngân hàng gì? Trụ sở chính Ngân hàng Phát triển Việt Nam đặt ở tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành lang bảo vệ kho tiền là gì? Hành lang bảo vệ kho tiền của tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Dương Thanh Trúc
21,282 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào