23:55 | 16/11/2023
Loading...

Yêu cầu phòng chống cháy nổ đối với kho chứa thóc theo QCVN 01-133:2013/BNNPTNT như thế nào?

Cho tôi hỏi yêu cầu phòng chống cháy nổ đối với kho chứa thóc theo QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNT như thế nào? (Câu hỏi của anh Tân - Bình Định)

Yêu cầu phòng chống cháy nổ đối với kho chứa thóc theo QCVN 01-133:2013/BNNPTNT như thế nào?

Theo quy định tại Tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 01-133:2013/BNNPTNT, yêu cầu phòng chống cháy nổ đối với kho chứa thóc được thực hiện như sau:

- Có nội quy về phòng cháy chữa cháy.

- Có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo phòng chống cháy nổ theo quy định.

- Có phương án phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy và lực lượng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

- Trang bị, tổ chức công tác phòng chống cháy nổ thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP Thông tư 17/2021/TT-BCA.

Yêu cầu phòng chống cháy nổ đối với kho chứa thóc theo QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNT như thế nào?

Yêu cầu phòng chống cháy nổ đối với kho chứa thóc theo QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNT như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở hạ tầng kho chứa thóc phải đảm bảo yêu cầu nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 01-133:2013/BNNPTNT, cơ sở hạ tầng kho chứa thóc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

[1] Địa điểm đặt kho

- Cao ráo, không bị ngập nước, đọng nước.

- Cách xa các nguồn ô nhiễm, hóa chất độc hại và khu vực dễ cháy nổ.

- Thuận tiện giao thông (đường bộ hoặc đường thủy).

[2] Mặt bằng kho

- Xung quanh kho có hệ thống cống, rãnh đảm bảo thoát nước tốt.

- Có hệ thống đường giao thông phục vụ cho các loại xe, thiết bị cơ giới hoạt động trong bốc xếp, vận chuyển thóc ra vào kho.

[3] Kết cấu kho

- Kho thóc phải kiên cố đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết (mưa, nắng, nóng) đến khối hạt. Kho phải có kết cấu phù hợp cho việc cơ giới hóa xuất, nhập thóc.

- Móng kho: bằng bê tông đảm bảo độ cứng vững, không bị lún, cao hơn cốt chuẩn xây dựng tối thiểu là 30 cm.

- Nền kho: bằng bê tông, chịu được áp lực cực đại của khối sản phẩm; cách ẩm tốt; ngăn được mạch nước ngầm; phải cao hơn mặt đất bên ngoài kho, có kết cấu ở dạng phẳng khi bảo quản thóc trong bao bì (hoặc ở dạng nghiêng khi bảo quản thóc rời có sử dụng hệ thống tháo liệu tự chảy).

- Tường kho: vững chắc, không thấm nước, không ẩm ướt, cách nhiệt tốt, đảm bảo kín tránh được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.

- Mái kho: mái nghiêng phẳng hoặc vòm cuốn, không thấm, không dột, có lắp đặt các cửa thông gió và chiếu sáng tự nhiên.

- Hệ thống cửa kho: vững chắc, kín, ngăn ngừa được côn trùng và động vật gây hại xâm nhập đồng thời thuận lợi cho thông gió tự nhiên.

Trang thiết bị kho chứa thóc được quy định ra sao?

Theo quy định tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 01-133:2013/BNNPTNT, trang thiết bị kho chưa thóc được quy định cụ thể như sau:

[1] Trang thiết bị chung:

- Máy sấy thóc: phải có khả năng xử lý được độ ẩm của thóc đạt yêu cầu kỹ thuật, công suất sấy đáp ứng được năng lực của kho chứa. Các dạng máy sấy gồm:

+ Máy sấy dạng tháp.

+ Hệ thống (cụm) máy sấy tầng sôi kết hợp với sấy tháp.

+ Máy sấy vỉ ngang.

- Thiết bị vận chuyển phục vụ xuất, nhập kho.

- Thiết bị xử lý những sự cố bất lợi trong quá trình bảo quản.

- Thiết bị đo lường kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật.

- Hệ thống chiếu sáng.

[2] Đối với kho cơ giới: Phải được trang bị cụ thể như sau:

- Hệ thống cửa ra vào kho phải đặt ở nơi thuận tiện cho vận chuyển xuất, nhập kho và đi lại kiểm tra xử lý sự cố khi cần thiết.

- Cửa sổ phải có mái chìa hoặc vỉa chớp tránh mưa hắt.

- Cửa thông gió tự nhiên gồm hai lớp, lớp phía trong bằng lưới mắt cáo chống chim, chuột và lớp phía ngoài bằng kính hoặc chớp, đóng mở dễ dàng.

- Thiết bị bốc dỡ, vận chuyển, xuất nhập kho (gồm: băng tải, gầu tải, vít tải, xích tải, máy hút, máy nâng hạ) phải có công suất phù hợp với năng lực bốc, xếp hàng hóa của kho.

- Có bục kê chống ẩm (pallet).

- Thiết bị xử lý những sự cố bất lợi trong quá trình bảo quản gồm: thiết bị thông gió cưỡng bức (đủ công suất, đảm bảo thông thoáng, chống bụi, ẩm trong kho, đáp ứng được điều kiện yêu cầu kỹ thuật của kho bảo quản thóc); thiết bị xông hơi khử trùng (hoặc có biện pháp xông hơi khử trùng đối với lô sản phẩm khi cần thiết).

- Hệ thống chiếu sáng trong kho (bao gồm đèn điện, cửa kho lấy ánh sáng tự nhiên ngoài trời) phải đảm bảo đủ ánh sáng. Đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn để tránh bị vỡ và bảo đảm trong trường hợp vỡ, các mảnh vỡ không rơi vào sản phẩm.

- Thiết bị đo lường kiểm tra, giám sát bao gồm: nhiệt kế, ẩm kế; hệ thống cân phục vụ xuất, nhập kho; thiết bị phân tích, kiểm tra chất lượng thóc.

[3] Đối với kho silo:

Kho silo có thân kho hình trụ (hoặc hình hộp) đáy dạng hình chóp hoặc đáy phẳng với cơ cấu tháo liệu, đường kính từ 6 m đến 20 m, chiều cao từ 10 m đến 30 m, có nắp kín và các cửa thông hơi. Vật liệu làm silo là bê tông, kim loại, hoặc tôn tráng kẽm; Số lượng silo tối thiểu là hai chiếc, đảm bảo đảo trộn nguyên liệu trong quá trình bảo quản. Kho silo phải được trang bị các thiết bị sau:

- Thiết bị bốc dỡ vận chuyển.

- Hệ thống thiết bị phục vụ xuất, nhập silo và phục vụ đảo trộn khi cần thiết.

- Hệ thống cân tự động, cân kiểm tra, cân đóng bao bì khi xuất kho.

- Thiết bị kiểm tra, giám sát và xử lý nguyên liệu: nhiệt kế, ẩm kế, hệ thống thông thoáng, xông hơi khối nguyên liệu trong silo.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Dương Thanh Trúc

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua theo QCVN 01-70:2011/BNNPTNT được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kíp nổ vi sai phi điện phải đáp ứng quy định kỹ thuật theo QCVN 07:2012/BCT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây chè theo QCVN 01-118:2012/BNNPTNT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình kỹ thuật khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống su hào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-88:2012/BNNPTNT?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp lọc hoá dầu được tính như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2010/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử đối với cà phê nhân được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01–26:2010/BNNPTNT?
Hỏi đáp Pháp luật
Ruộng sản xuất củ giống khoai tây phải được cách ly như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-52:2011/BNNPTNT?
Hỏi đáp Pháp luật
Sàn làm việc thao tác treo để đảm bảo an toàn lao động phải đáp ứng những yêu cầu gì theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 12:2013/BLĐTBXH?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước đá thủy sản theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xử lý nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập khẩu trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-116:2012/BNNPTNT?
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào