Thực trạng biến đổi khí hậu và những giải pháp khắc phục ở Việt Nam nước ta hiện nay?

Tôi có một thắc mắc: Thực trạng biến đổi khí hậu như thế nào và những giải pháp khắc phục ở Việt Nam nước ta hiện nay? Câu hỏi của chị Quỳnh Giao (Bắc Ninh)

Nội dung giám sát biến đổi khí hậu ở Việt Nam gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định về nội dung giám sát biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm:

- Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu và cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu.

- Thu thập thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quan trắc tại mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng và các thông tin, dữ liệu có liên quan.

- Xây dựng bộ chuẩn khí hậu quốc gia.

- Phân tích, đánh giá, theo dõi những biểu hiện của biến đổi khí hậu.

- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực; đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Đánh giá khí hậu quốc gia.

- Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu.

Thực trạng biến đổi khí hậu và những giải pháp khắc phục ở Việt Nam nước ta hiện nay?

Thực trạng biến đổi khí hậu và những giải pháp khắc phục ở Việt Nam nước ta hiện nay? (Hình từ Internet)

Thực trạng biến đổi khí hậu và những giải pháp khắc phục ở Việt Nam nước ta hiện nay?

Theo khoản 13 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 thì biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

Dân số con người càng tăng theo thời gian dẫn tới việc chặt phá rừng để có chỗ sinh sống, khai thác các tài nguyên khoáng sản để sử dụng cho đời sống con người.

Các hoạt động này làm tăng các loại khí thải carbondioxit, gây hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng trái đất bị nóng lên, nhiệt độ toàn cầu tăng gây ra biến đổi khí hậu.

Trong đó, tăng nhiệt độ toàn cầu gây ra nhiệt độ môi trường khắc nghiệt hơn với con người, như nhiệt độ cao kỷ lục tăng theo từng năm, những cơn nóng kéo dài trên 40 độ C, dẫn đến cơ thể con người không có thể chịu nổi.

Hậu quả tiếp theo từ sự tăng nhiệt độ toàn cầu là sự tan chảy của các tảng băng hà ở Nam cực và Bắc cực dẫn đến ngập lụt ở các khu vực ven biển và đồng bằng thấp hơn so với mực nước biển.

Sự khắc nghiệt về nhiệt độ gây ra thiệt hại về sản xuất về lương thực và nông sản, vì cây cối và động vật cũng không thể nào thích nghi kịp thời trong điều kiện khí hậu quá nóng bức. Gây báo động nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật.

Biến đổi khí hậu gây ra sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây qua đường nước, sốt rét, viêm não Nhật Bản.

Việc biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông hải sản. Lũ lụt gây cản trở cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu.

Cũng giống như hầu hết các nơi trên thế giới, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam nước ta là do hoạt động của con người làm tăng khí thải trong bầu khí quyển trái đất. Các nguyên nhân chính là từ:

Nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của con người ở Việt Nam vẫn từ việc đốt cháy các nguồn nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt.

Cùng với mật độ dân số tăng ở Việt nam thì việc chặt phá rừng càng nhiều, do chuyển đổi đất rừng sang mục đích sử dụng khác để đáp ứng nhu cầu của con người: phát triển đô thị, trồng cây nông nghiệp và công nghiệp, khu nuôi trồng thuỷ sản.

Trong khi, rừng có vai trò quan trọng là lá phổi của hệ sinh thái trong việc hấp thụ khí thải Cacbondioxit và giữ carbon trong đất. Việc thu hẹp diện tích rừng trong khi khí thải ngày càng nhiều thêm dẫn tới hiệu ứng nhà kính.

Sự ô nhiễm không khí từ xe cộ giao thông vận tải sử dụng xăng dầu, thải lượng lớn khí thải ra môi trường hàng ngày.

Ngoài ra, khí thải còn từ các ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng và nông nghiệp từ việc sử dụng hoá chất công nghiệp.

Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn. Những năm gần đây nhiệt độ trung bình ở Việt Nam ngày càng tăng, có một số khu vực có kỷ lục tăng nhiệt độ cả mùa hè lẫn mùa đông.

Đây là điều đáng lo ngại khi Việt Nam là nước ven biển trong khi mực nước biển trung bình ở Việt Nam tăng mỗi năm là 03-05mm, cao hơn so với toàn cầu. Điều này dẫn tới nguy cơ cao như: lũ lụt, ngập mặn và nguồn nước ngọt bị mất tại những vùng đồng bằng ven biển.

Đáng lo ngại hơn khi tần suất về thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng nhiều ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Hậu quả của thiên tai liên tục gây thiệt hại về người và kinh tế của quốc gia.

Từ các thực trạng và hậu quả do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam, cần phải có giải pháp toàn diện và thống nhất để khắc phục biến đổi khí hậu.

Các giải pháp quan trọng có thể thực hiện được:

- Giảm thiểu khí thải nhà kính;

- Tăng cường sử dụng năng lượng xanh;

- Tiết kiếm năng lượng và nước;

- Bảo vệ và phục hồi sinh thái;

- Tăng cường nhận thức và giáo dục;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế giảm khí thải CO2

...

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Nội dung lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ở Viêt Nam như thế nào?

Theo Điều 37 Luật khí tượng thủy văn 2015 quy định về việc lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể như sau:

Lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
1. Nội dung lồng ghép:
a) Sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong việc đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường của khu vực lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
b) Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm xác định các mục tiêu lâu dài của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
c) Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong việc xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
2. Đối tượng lồng ghép:
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu đồng thời với việc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Thẩm định việc lồng ghép:
Việc thẩm định lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được thực hiện đồng thời trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo đó, nội dung lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ở Viêt Nam như sau:

- Sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong việc đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường của khu vực lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

- Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm xác định các mục tiêu lâu dài của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

- Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong việc xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Trân trọng!

Biến đổi khí hậu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biến đổi khí hậu
Hỏi đáp Pháp luật
Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam theo Nghị quyết 24?
Hỏi đáp Pháp luật
Hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam? Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực trạng biến đổi khí hậu và những giải pháp khắc phục ở Việt Nam nước ta hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Biến đổi khí hậu là gì? Bao lâu thì công bố kịch bản biến đổi khí hậu một lần?
Hỏi đáp pháp luật
Biến đổi khí hậu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch áp dụng từ ngày 01/10/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Để phục vụ cho việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu được báo cáo như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biến đổi khí hậu
Nguyễn Trần Cao Kỵ
8,301 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biến đổi khí hậu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào