SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?
SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?
Căn cứ theo Điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 146/2024QĐ-HĐQT năm 2024 Tải về quy định như sau:
Theo đó, ngân hàng SHB là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội)
Hiện nay, địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội) đặt tại Số 77 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu? (Hình từ Internet)
Điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có những nội dung chủ yếu dưới đây:
- Tên, địa điểm đặt trụ sở chính.
- Nội dung hoạt động.
- Thời hạn hoạt động.
- Vốn điều lệ, phương thức góp vốn, tăng, giảm vốn điều lệ.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc).
- Thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc).
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; quyền, nghĩa vụ của cổ đông đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
- Người đại diện theo pháp luật.
- Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ.
- Thể thức thông qua quyết định của tổ chức tín dụng; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
- Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát.
- Các trường hợp, thủ tục giải thể.
- Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, quyền và nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng là:
- Tuân thủ pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng.
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu của tổ chức tín dụng.
- Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của tổ chức tín dụng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của tổ chức tín dụng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác làm tổn hại tới lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu của tổ chức tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật này.
- Bảo đảm lưu trữ hồ sơ của tổ chức tín dụng để cung cấp được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.
- Am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tín dụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác, giao dịch với tổ chức, cá nhân khác có thể gây xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng và chỉ được tham gia vào giao dịch đó khi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chấp thuận.
- Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng.
- Không được tăng thù lao, lương hoặc yêu cầu trả thưởng cho người quản lý, người điều hành khi tổ chức tín dụng đó bị lỗ.
- Trong phạm vi quyền, nghĩa vụ được giao, có trách nhiệm thực hiện yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động, cảnh báo nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
*Trên đây là nội dung SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025?
- Năm 2025, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
- Từ 1/1/2025, mở cửa ôtô gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tới 22 triệu đồng?
- Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, học kỳ 2, cả năm 2024 - 2025 chính xác, nhanh nhất?
- Lỗi đi ngược chiều xe máy phạt bao nhiêu từ ngày 01/01/2025?