Đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền của ai?
- Đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền của ai?
- Đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non cần dựa trên những tiêu chí nào?
- Trong cơ sở giáo dục mầm non thì quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng được thực hiện như thế nào?
- Nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán là gì?
Đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chu kỳ và thẩm quyền đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng
1. Chu kỳ đánh giá
a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học;
b) Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý cấp trên quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.
2. Thẩm quyền đánh giá
a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo thẩm quyền;
b) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc theo thẩm quyền;
c) Thủ trưởng các đơn vị khác chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc.
Như vậy, những người có thẩm quyền đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
-Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo thẩm quyền;
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc theo thẩm quyền;
- Thủ trưởng các đơn vị khác chủ trì đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc.
Đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)
Đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non cần dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng như sau:
Thứ nhất: Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
Thứ hai: Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của hiệu trưởng trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
Thứ ba: Căn cứ vào mức đạt được của từng tiêu chí được quy định tại Chương 2: Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non (Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT) và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Trong cơ sở giáo dục mầm non thì quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
*Quy trình đánh giá
Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng;
Bước 2: Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng;
Bước 3: Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
*Xếp loại kết quả đánh giá
Thứ nhất: Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15 đạt mức tốt;
Thứ hai: Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15 đạt từ mức khá trở lên;
Thứ ba: Đạt chuẩn hiệu trưởng: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;
Thứ tư: Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí).
Nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán
1. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán
a) Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non;
b) Là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non được người có thẩm quyền đánh giá đạt mức khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng;
c) Được cơ quan quản lý cấp trên lựa chọn phù hợp với yêu cầu hỗ trợ, tư vấn về tổ chức và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non ở địa phương;
d) Có nguyện vọng trở thành cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán.
2. Quy trình lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán
a) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán theo thẩm quyền, báo cáo sở giáo dục và đào tạo;
b) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán theo thẩm quyền, tổng hợp danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán trên địa bàn, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán
a) Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non;
b) Hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng;
c) Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc biên soạn tài liệu, học liệu; tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn;
d) Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong quá trình tham gia, thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng Internet.
Như vậy, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán có nhiệm vụ:
- Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non;
- Hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng;
- Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc biên soạn tài liệu, học liệu; tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn;
d) Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong quá trình tham gia, thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng Internet.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?