Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN?
Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN?
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN quy định về phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ.
Quy chuẩn không quy định việc phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ trong hoạt động quản lý chất thải phóng xạ.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ hoặc tiến hành các hoạt động liên quan tới nguồn phóng xạ
Phân nhóm nguồn phóng xạ như thế nào?
Theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN quy định về phân nhóm nguồn phóng xạ như sau:
[1] Các nguồn phóng xạ được phân nhóm căn cứ vào hoạt độ của nguồn phóng xạ, đặc trưng nguy hiểm của đồng vị phóng xạ của nguồn phóng xạ và tình huống sử dụng nguồn phóng xạ. Các nguồn phóng xạ được phân thành năm nhóm từ 1 đến 5 theo cách phân nhóm quy định tại mục [2] hoặc [3].
[2] Đối với nguồn phóng xạ dùng trong các công việc bức xạ thông thường, cách phân nhóm căn cứ theo quy định tại Phụ lục 1.
[3] Đối với nguồn phóng xạ không được liệt kê trong Phụ lục 1, cách phân nhóm căn cứ vào giá trị được gọi là tỷ số hoạt độ phóng xạ xác định theo hướng dẫn tại tỷ số hoạt độ phóng xạ, cụ thể như sau:
- Nhóm 1 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 1000.
- Nhóm 2 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 1000.
- Nhóm 3 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 1 và nhỏ hơn 10.
- Nhóm 4 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 0,01 và nhỏ hơn 1.
- Nhóm 5 bao gồm nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ nhỏ hơn 0,01.
[4] Tập hợp nguồn phóng xạ là tập hợp gồm nhiều nguồn phóng xạ đơn lẻ được sử dụng đồng thời trong một thiết bị; được lưu giữ trong một kho; được vận chuyển, xuất nhập khẩu trong một chuyến hàng; có tại một nơi sản xuất, chế biến chất phóng xạ.
Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN? (Hình từ Internet)
Phân loại nguồn phóng xạ như thế nào?
Theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN quy định về phân loại nguồn phóng xạ như sau:
[1] Nguồn phóng xạ được phân thành ba loại bao gồm loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình, loại có mức độ nguy hiểm trung bình và loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy định tại các mục [2], [3], và [4]
[2] Nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình bao gồm nguồn thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo phân nhóm nguồn phóng xạ.
[3] Nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình bao gồm nguồn thuộc nhóm 3 theo phân nhóm nguồn phóng xạ.
[4] Nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình bao gồm nguồn thuộc nhóm 4 và nhóm 5 theo phân nhóm nguồn phóng xạ.
Tỷ số hoạt độ phóng xạ quy định như thế nào?
Theo Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN quy định về tỷ số hoạt độ phóng xạ như sau:
Tỷ số hoạt độ phóng xạ được xác định như sau:
[1] Đối với một nguồn phóng xạ đơn lẻ:
Tỷ số hoạt độ phóng xạ = A/D
Trong đó:
- A là hoạt độ của nguồn phóng xạ tại thời điểm xem xét, tính bằng TBq.
- D là giá trị đặc trưng cho mức độ nguy hiểm của đồng vị phóng xạ của nguồn phóng xạ, tính bằng TBq. Giá trị D được quy định tại Phụ lục 2.
[2] Đối với tập hợp nguồn phóng xạ:
Trong đó:
- n là số đồng vị phóng xạ có trong tập hợp nguồn phóng xạ.
- Ai,n là hoạt độ của nguồn phóng xạ đơn lẻ i làm từ đồng vị phóng xạ n trong tập hợp nguồn phóng xạ đang xem xét, tính bằng TBq.
- Dn là giá trị D đặc trưng cho mức độ nguy hiểm của đồng vị phóng xạ n, tính bằng TBq. Giá trị D được quy định tại Phụ lục 2.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?