Mức cho vay tối đa để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Mức cho vay tối đa để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Căn cứ quy định Điều 7 Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về mức cho vay như sau:
Mức cho vay
1. Mức cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu vay vốn, phương án đầu tư ra nước ngoài, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng.
2. Mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng không vượt quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Như vậy, mức cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu vay vốn, phương án đầu tư ra nước ngoài, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng.
Theo đó mức cho vay tối đa để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng là 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Mức cho vay tối đa để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay vốn đầu tư ra nước ngoài đối với các nhu cầu nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về nhu cầu vay vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:
Nhu cầu vay vốn đầu tư ra nước ngoài
Tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay đối với các nhu cầu sau:
1. Góp vốn điều lệ để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài.
3. Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
4. Nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay vốn đầu tư ra nước ngoài đối với các nhu cầu sau:
- Góp vốn điều lệ để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
- Góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài.
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
- Nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những nguồn nào?
Căn cứ quy định Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:
Vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
d) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
đ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
e) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
.....
Như vậy, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Theo đó tiền và tài sản hợp pháp khác được nêu trên gồm có:
- Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
- Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
- Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
- Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định.
- Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?