Thời hạn được tổ chức tín dụng bảo lãnh nộp thuế xuất nhập khẩu là bao lâu?
Đối tượng nào chịu thuế xuất nhập khẩu?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Thời hạn được tổ chức tín dụng bảo lãnh nộp thuế xuất nhập khẩu là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn được tổ chức tín dụng bảo lãnh nộp thuế xuất nhập khẩu là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Theo đó, trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế.
Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
Những ai được bảo lãnh nộp thuế xuất nhập khẩu thay cho người nộp thuế?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người được bảo lãnh nộp thuế xuất nhập khẩu thay cho người nộp thuế gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất nhập khẩu;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
- Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có bản án phúc thẩm và thi hành án đưa người bị kết án đến trại giam thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo không?
- Đề án kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024?
- Từ ngày 01/01/2025, mắc bệnh nào thì không được lái xe hạng D?
- Người hành nghề chứng khoán có được mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán mình không làm việc hay không?
- Địa chỉ Tòa án nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?