Sữa ong chúa phải được bảo quản trong nhiệt độ bao nhiêu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12606:2019 (ISO 12824:2016)?
Sữa ong chúa là gì?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12606:2019 (ISO 12824:2016) quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Sữa ong chúa (royal jelly)
Hỗn hợp chất tiết từ tuyến hầu và tuyến dưới hàm của ong thợ và không có chất bổ sung.
CHÚ THÍCH: Sữa ong chúa là thức ăn của ấu trùng và ong chúa trưởng thành. Sữa ong chúa là thực phẩm tự nhiên ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến trừ việc lọc, không bổ sung bất kỳ chất nào khác. Màu sắc, hương vị và thành phần hóa học của sữa ong chúa được xác định bởi sự hấp thu và chuyển hóa do những con ong thợ được ăn với hai loại thức ăn sau đây trong thời gian sản xuất sữa ong chúa:
- loại 1: chỉ các thức ăn tự nhiên của ong (phấn hoa, mật hoa và mật ong);
- loại 2: thức ăn tự nhiên của ong và các chất dinh dưỡng khác (protein, carbohydrat, v.v...).
3.2
Axit 10-Hydroxy-2-Decenoic (10-hydroxy-2-decenoic acid)
10-HDA
Axit 10-Hydroxy-2-Decenoic là thành phần chính của sữa ong chúa.
Như vậy, sữa ong chúa là thức ăn của ấu trùng và ong chúa trưởng thành.
Sữa ong chúa là thực phẩm tự nhiên ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến trừ việc lọc, không bổ sung bất kỳ chất nào khác.
Màu sắc, hương vị và thành phần hóa học của sữa ong chúa được xác định bởi sự hấp thu và chuyển hóa do những con ong thợ được ăn với hai loại thức ăn sau đây trong thời gian sản xuất sữa ong chúa:
- Loại 1: chỉ các thức ăn tự nhiên của ong (phấn hoa, mật hoa và mật ong);
- Loại 2: thức ăn tự nhiên của ong và các chất dinh dưỡng khác (protein, carbohydrat, v.v...).
Sữa ong chúa phải được bảo quản trong nhiệt độ bao nhiêu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12606:2019 (ISO 12824:2016)? (Hình từ Internet)
Sữa ong chúa phải được bảo quản trong nhiệt độ bao nhiêu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12606:2019 (ISO 12824:2016)?
Căn cứ Tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12606:2019 (ISO 12824:2016) quy định bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản:
Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
...
6.3 Bảo quản và vận chuyển
Nhiệt độ bảo quản phải nằm trong khoảng +2 °C và + 5 °C hoặc để bảo quản trong thời gian dài ở nhiệt độ nhỏ hơn -18 °C.
Sữa ong chúa được sản xuất ở các khu vực và thời gian khác nhau cần được bảo quản riêng biệt theo số lô hàng khác nhau (trong chai hoặc hộp).
Sữa ong chúa phải được vận chuyển ở nhiệt độ thấp, không được bảo quản và vận chuyển bằng vật liệu có chất độc và thôi nhiễm hoặc vật liệu có mùi hoặc các vật liệu có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm.
Như vậy, nhiệt độ bảo quản sữa ong chúa phải nằm trong nhiệt độ +2 °C và + 5 °C hoặc để bảo quản trong thời gian dài ở nhiệt độ nhỏ hơn -18 °C.
Ngoài ra, sữa ong chúa phải được vận chuyển ở nhiệt độ thấp, không được bảo quản và vận chuyển bằng vật liệu có chất độc và thôi nhiễm hoặc vật liệu có mùi hoặc các vật liệu có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm.
Các yêu cầu đối với sữa ong chúa được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12606:2019 (ISO 12824:2016) quy định các yêu cầu đối với sữa ong chúa như sau:
- Sữa ong chúa có màu trắng sữa, vàng nhạt, sáng màu, có dạng nhão hoặc giống như thạch không có bọt khí và các chất ngoại lai.
- Ở nhiệt độ phòng, sữa ong chúa bị hóa lỏng.
- Trong quá trình bảo quản, sữa ong chúa có thể tự kết tinh thành hạt nhỏ.
- Sữa ong chúa có mùi hăng, không lên men, có vị hơi chua, hơi cay để lại vị chát trong vòm miệng và cổ họng.
- Sữa ong chúa cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Furosine là chỉ số chất lượng xem xét thêm, không bắt buộc sử dụng để đánh giá độ tươi của sữa ong chúa
Có thể sử dụng sàng lọc phấn hoa để xác định nguồn gốc của sữa ong chúa
- Yêu cầu vệ sinh:
Chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp thử |
1. Số khuẩn lạc (cfu/g), tối đa | 500 | TCVN 4884-1:2015 (ISO 4833-1:2013) |
2. Enterobacteriaceae (cfu/g) | Không có mặt trong 10 g | TCVN 5518-2:2007 (ISO 21528- 2:2004) |
3. Salmonella (cfu/g) | Không có mặt trong 25 g | TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017) |
Các thông tin nào phải được ghi trên đường bao gói hoặc trên nhãn sữa ong chúa?
Căn cứ Tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12606:2019 (ISO 12824:2016) quy định các thông tin phải được ghi trên từng bao gói hoặc trên nhãn:
- Tên sản phẩm, tên thương mại hoặc tên thương hiệu, nếu có
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói
- Khối lượng tịnh
- Tên nước sản xuất
- Năm thu hoạch
- Hạn dùng tối thiểu
- Bảo quản và hướng dẫn sử dụng
- Tháng làm đông lạnh, nếu có
- Loại, theo tiêu chuẩn này
- Số lô hàng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?