Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát và tuần tra đường thủy được quy định như thế nào?
Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát và tuần tra đường thủy được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 6 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát như sau:
Theo như quy định của pháp luật thì thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát và tuần tra đường thủy được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Công an:
Ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy toàn quốc.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông:
Trực tiếp ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thủy theo tuyến, địa bàn hoặc toàn quốc.
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây biết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh):
Ban hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong phạm vi quản lý.
Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát và tuần tra đường thủy được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm soát và tuần tra đường thủy được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 7 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về triển khai thực hiện kế hoạch như sau:
Triển khai thực hiện kế hoạch
1. Tổ trưởng:
a) Phổ biến, quán triệt cho các tổ viên về kế hoạch công tác và những nội dung có liên quan trước khi thực hiện nhiệm vụ;
b) Điểm danh quân số, kiểm tra trang phục, số hiệu Công an nhân dân; Điều lệnh nội vụ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; giấy tờ lưu hành của phương tiện, giấy tờ của thuyền viên, người điều khiển phương tiện; Giấy chứng minh Công an nhân dân (khi bố trí cán bộ mặc thường phục); các biểu mẫu có liên quan và các điều kiện cần thiết khác phục vụ nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
c) Phát lệnh thực hiện tuần tra, kiểm soát khi các điều kiện đã bảo đảm và an toàn.
2. Tổ viên:
a) Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, vị trí, quy ước thông tin liên lạc;
b) Chủ động công tác chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ đã được phân công và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng;
c) Kịp thời báo cáo Tổ trưởng những tình huống đột xuất xảy ra trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
Như vậy, việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm soát và tuần tra đường thủy được quy định như sau:
- Đối với tổ trưởng:
+ Phổ biến, quán triệt cho các tổ viên về kế hoạch công tác và những nội dung có liên quan trước khi thực hiện nhiệm vụ;
+ Điểm danh quân số, kiểm tra trang phục, số hiệu Công an nhân dân;
+ Điều lệnh nội vụ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ;
+ Giấy tờ lưu hành của phương tiện, giấy tờ của thuyền viên, người điều khiển phương tiện;
+ Giấy chứng minh Công an nhân dân (khi bố trí cán bộ mặc thường phục);
+ Các biểu mẫu có liên quan và các điều kiện cần thiết khác phục vụ nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
+ Phát lệnh thực hiện tuần tra, kiểm soát khi các điều kiện đã bảo đảm và an toàn.
- Đối với tổ viên:
+ Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, vị trí, quy ước thông tin liên lạc;
+ Chủ động công tác chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ đã được phân công và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng;
+ Kịp thời báo cáo Tổ trưởng những tình huống đột xuất xảy ra trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
Các loại kế hoạch kiểm soát và tuần tra đường thủy theo quy định hiện nay gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về kế hoạch tuần tra, kiểm soát như sau:
Kế hoạch tuần tra, kiểm soát
1. Các loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát:
a) Kế hoạch tổng kiểm soát và xử lý vi phạm;
b) Kế hoạch cao điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm;
c) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất;
d) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề;
đ) Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy, an ninh, trật tự;
e) Kế hoạch công tác tuần; kế hoạch tuần tra, kiểm soát cho Tổ Cảnh sát đường thủy.
.....
Như vậy, các loại kế hoạch tuần tra, kiểm soát đường thủy theo quy định hiện nay gồm có:
- Kế hoạch tổng kiểm soát và xử lý vi phạm;
- Kế hoạch cao điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm;
- Kế hoạch tuần tra, kiểm soát thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất;
- Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề;
- Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy, an ninh, trật tự;
- Kế hoạch công tác tuần; kế hoạch tuần tra, kiểm soát cho Tổ Cảnh sát đường thủy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?